Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp Holland Code Test (RIASEC)

Lý thuyêt Trắc nghiệm Holland - RIASEC Code

Trắc nghiệm Holland là công cụ giúp bạn khám phá các đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp, đối chiếu sở thích, năng lực tự nhiên của mình với yêu cầu của các nhóm ngành nghề. Từ đó bạn có thể định hướng nghề nghiệp theo nhóm ngành phù hợp nhất.

John L.Holland (1919 – 2008) là tiến sỹ tâm lý học người Mỹ. John Holland nổi tiếng nhất và biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu Lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp

John Holland
John L.Holland (1919 – 2008) là tiến sỹ tâm lý học người Mỹ. Holland nổi tiếng nhất và biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp hay còn được gọi là Mật mã Holland (Holland Code)

Ảnh: NCDA

TS. John L. Holland đã dành cả cuộc đời của mình để giải đáp 3 câu hỏi do mình tự đặt ra:

  1. Những đặc điểm gì về con người và môi trường dẫn đến việc người ta cảm thấy thoả mãn trong chọn nghề, gắn bó với nghề và thành đạt trong nghề? Ngược lại, điều gì khiến người ta không hài lòng, không thành công trong nghề đã chọn?
  2. Những đặc điểm gì về con người và môi trường đã khiến cho một người trong đời của mình giữ nguyên hoặc thay đổi công việc và mức cống hiến?
  3. Cách nào là hữu hiệu nhất giúp người ta giải bài toán chọn nghề?

Ông đã giải đáp được 3 câu hỏi trên và trong hơn 30 năm qua đã không ngừng hoàn thiện một bộ công cụ giúp cho những ai quan tâm muốn chọn nghề phù hợp có cách để tự tìm hiểu bản thân mình rồi đối chiếu với một danh mục nghề cho sẵn. Từ đó xác định mình thích hợp với loại nghề nghiệp nào.

Bộ công cụ giúp cho đối tượng tự nghiên cứu tự định hướng nghề nghiệp – được viết tắt là SDS ra đời từ năm 1970 và không ngừng được cải tiến, hoàn thiện đã khiến TS.
John L. Holland trở thành người đứng đầu số 0,1% các nhà tâm lí học có công trình được xuất bản nhiều nhất và được trích dẫn nhiều nhất.

Holland đưa ra mô hình đơn giản và dễ nhìn về môi trường và con người. Trong hai thập kỷ qua, mô hình này là cách tiếp cận có ảnh huởng nhất trong việc hình thành công cụ đánh giá mới và nghiên cứu tư vấn nghề nghiệp ở Mỹ.

Lý thuyết Lựa chọn nghề nghiệp chia con người ra 6 loại cá tính và thường được viết tắt là RIASEC và được gọi là mật mã Holland (Holland codes).

Mô hình lý thuyết nghề nghiệp của Holland đã được sử dụng trong thực tiễn hướng nghiệp tại nhiều nước trên thế giới và được đánh giá rất cao về tính chính xác trong việc khám phá, lựa chọn ngành, nghề phù hợp tính cách, sở thích của bản thân.

Học thuyết của John Holland đã lập luận rằng: “Thiên hướng nghề nghiệp chính là sự biểu hiện cá tính của mỗi con người” và nó được phân loại thành 6 nhóm và được diễn tả ở hai phương diện: tính cách con ngườimôi truờng làm việc

Lí thuyết RIASEC do TS. John L. Holland xây dựng dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ bản sau đây:

1. Giả thiết thứ nhất: Bất kỳ ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu người đặc trưng:

  • Realistic (R) – tạm dịch là người thực tế;
  • Investigate (I) – tạm dịch là nhà nghiên cứu;
  • Artistic (A) – nghệ sĩ;
  • Social (S) – tạm dịch là người công tác xã hội;
  • Enterprising (E) – tạm dịch là người dám làm
  • Conventional (C) – tạm dịch là người tuân thủ.

* Realistic (R) – Người thực tế

– Ham các loại hoạt động như điều khiển máy móc, đồ vật…, làm việc ngoài trời; – Rất coi trọng việc khen thưởng bằng vật chất khi có những thành công cụ thể; – Tự xem mình là kiểu người thực dụng, kiên định, khéo léo chân tay khi sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao nhưng không khéo léo trong giao tiếp; – Được người ngoài nhìn nhận là người bộc trực; – Nghề phù hợp điển hình là nghề chăm sóc cây – con hoặc điều khiển, sử dụng, sửa chữa máy móc, nghề thủ công, huấn luyện viên thể hình, cảnh sát, cứu hoả…

* Investigate (I) – Nhà nghiên cứu

– Ham khám phá, hiểu biết nhằm có thể đoán nhận hoặc kiểm soát các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội; – Rất coi trọng việc mở mang trí tuệ; – Tự xem mình là kiểu người dè dặt, hoài nghi, thích khám phá, lí giải, phân tích; hiểu rộng, suy nghĩ độc lập dựa vào lí trí; Khéo khai thác các ý tượng trừu tượng và giỏi giải quyết các vấn đề trí óc; – Được người ngoài xem là thông minh nhưng quan hệ không rộng rãi; – Nghề phù hợp điển hình là làm nhà khoa học, nhà nghiên cứu (địa chất, sử, dân tộc học…), bác sĩ, kĩ thuật viên y tế, kĩ thuật viên phòng thí nghiệm…

* Artistic (A) – Nghệ sĩ

– Ham các hoạt động văn học, nghệ thuật; – Coi trọng việc sáng tạo trong thể hiện ý tưởng, cảm xúc, tình cảm; – Tự nhìn nhận mình là người sẵn sàng thử nghiệm, sáng tạo cái mới; Khéo sử dụng trí tưởng tượng, trực giác và cảm xúc trong hoạt động nhưng vụng về trong tính toán và việc văn phòng; – Được người ngoài xem là kiểu người giàu sáng tạo nhưng phóng túng, ít chịu tuân thủ các quy định; – Nghề phù hợp điển hình là nghề viết văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa…), hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc hay nhà thiết kế mẫu, giảng viên văn học…

* Social (S) – Người công tác xã hội

– Thích được giúp đỡ, tư vấn, phục vụ, giáo dục, giác ngộ người khác; – Coi trọng hạnh phúc, niềm vui của người xung quanh và các hoạt động xã hội; – Tự xem là người nhẫn nại, mềm mỏng, dễ cảm thông người khác; khéo léo trong giao tiếp nhưng không khéo léo khi phải điều khiển máy móc; – Được người ngoài xem là người dễ mến, cởi mở, ứng xử lịch thiệp; – Những nghề phù hợp điển hình là dạy học, y tá, bác sĩ nội khoa, nhà tư vấn, nhà xã hội học…

* Enterprising (E) – Người dám làm

– Thích thuyết phục, chỉ huy người khác; – Rất coi trọng thành quả vật chất và địa vị xã hội; – Tự xem là người có khả năng tổ chức, thuyết phục, buôn bán nhưng thiếu khả năng làm khoa học; – Được nhìn nhận là kiểu người năng động, giao thiệp rộng rãi, nhiều hoài bão, thích mạo hiểm và chấp nhận thử thách; – Nghề phù hợp điển hình là nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, luật sư…

* Conventional (C) – Người tuân thủ

– Thích tuân thủ các quy định, làm việc theo những chỉ dẫn rành mạch, có quy chuẩn cụ thể; – Rất coi trọng thành tựu vật chất và vị trí, quyền lực; – Tự xem mình là người biết làm ăn nhưng không có khiếu nghệ thuật; – Được nhìn nhận là người kĩ lưỡng, chặt chẽ; – Nghề phù hợp điển hình là công tác ngân hàng, kế toán, thư kí văn phòng, biên tập viên…

Mỗi kiểu người trong 6 kiểu đặc trưng kể trên chỉ là mô hình lí thuyết. Trong thực tế không ai hoàn toàn chỉ mang trọn những đặc điểm đã được mô tả cho một kiểu người mà thôi, ngược lại mỗi người dù thuộc kiểu người này nhưng đều có những đặc điểm của các kiểu khác với mức độ mạnh yếu khác nhau. Chẳng hạn, có người thể hiện kiểu người trội nhất ở mình là R, sau đó là kiểu I mạnh thứ nhì, rồi đến kiểu A, sau đó là S, rồi E và yếu nhất là C. Khi đó, người này được mang code ký hiệu là RIASEC. Về mặt lí thuyết, có tất cả 6!= 720 kiểu người khác nhau mang code 6 chữ như RIASEC, IARSCE, SECIAR, CRISEA, AERISC, CISREA, EIRASC, v.v….
Chính điều này nói lên sự phức tạp, phong phú trong các kiểu người trong xã hội.

2. Giả thiết thứ hai: Có 6 loại môi trường ứng với 6 kiểu người nói trên.

  • Theo giả thuyết này thì có 6 loại môi trường tương ứng với 6 kiểu người R, I, A, S, E, C nói trên. Môi trường đây được hiểu là một tổ chức xã hội nào đó, có thể là nhóm làm việc, lớp học hoặc thậm chí là gia đình.
  • Môi trường tương ứng với kiểu người nào thì kiểu người ấy chiếm đa số trong số người thành viên của môi trường ấy. Chẳng hạn, một môi trường mà có đến hơn 50% số người có code S trội nhất thì đó là môi trường loại S.

3. Giả thiết thứ ba: Ai cũng tìm môi trường phù hợp cho phép mình thể hiện được kĩ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình, phụ trách những vấn đề và vai trò thú vị đối với mình.

  • Cá phải chọn môi trường nước để bơi, hổ phải tìm môi trường rừng để sống, con người cũng tìm môi trường làm việc thích hợp với tính cách, kĩ năng của mình để trưởng thành và khẳng định mình.
  • Ai cũng muốn làm việc phù hợp nhất với sở trường của mình, thú vị nhất đối với mình, chọn nơi mình có khả năng thành công nhất. Ngược lại, các cơ quan, công ty… muốn hoạt động thành công cũng tìm cách thu hút người thích hợp về làm việc cho mình và loại dần người không thích hợp ra.

4. Giả thiết thứ tư: Thái độ ứng xử của con người được quy định bởi sự tương tác giữa kiểu người của mình với các đặc điểm của môi trường.

Giả thiết này cho phép căn cứ vào kiểu người và loại môi trường mà người đó gặp phải để dự báo được người đó sẽ ứng xử ra sao. Chẳng hạn, một người mang code RIA mà được tuyển chọn vào môi trường RIA sẽ dễ dàng cảm thông với người xung quanh, mau bắt nhịp với yêu cầu công việc, được đồng nghiệp trên dưới vui vẻ chấp nhận và chắc là sẽ có nhiều cơ hội thành công. Nhưng nếu đưa anh ta vào môi trường SEC chẳng hạn, anh ta sẽ ứng xử một cách khó khăn với đồng nghiệp vì thấy ít người và ít việc hợp với mình, từ đó mà khó tìm thấy hứng thú trong công tác, trở nên ít gắn bó với cơ quan và sẽ có tâm lí “đứng núi này trông núi nọ”.

5. Giả thiết thứ năm: Mức độ phù hợp giữa một người với môi trường có thể được biểu diễn trong mô hình lục giác Holland

Có 4 mức phù hợp giữa kiểu người và loại môi trường:

  • Kiểu người nào làm việc trong môi trường nấy là mức phù hợp cao nhất, ví dụ như kiểu người A làm việc trong môi trường A;
  • Người nào làm việc trong môi trường cận kề với kiểu người của mình (cùng một cạnh của lục giác), ví dụ như R-I (người kiểu R làm việc trong môi trường I) là mức độ phù hợp thứ nhì;
  • Người nào làm việc trong môi trường cách 1 đỉnh của lục giác ví dụ I–C (kiểu người I làm việc trong loại môi trường C) sẽ có mức phù hợp thứ 3;
  • Còn kiểu ít phù hợp nhất là khi kiểu người và loại môi trường nằm ở 2 đỉnh đối xứng trong lục giác Holland, ví dụ R-S hay E–I hay A–C (Xem hình vẽ lục giác Holland dưới đây).
Mô hình lục giác Holland
Mô hình lục giác Holland

Người ta còn xác định được đến 28 mức phù hợp với kiểu người và loại môi trường với code 3 chữ.

  • Người mang code S rất thích tiếp xúc với người và thấy khó khăn khi tiếp xúc với vật thể ngược hẳn với người có code R;
  • Kiểu người có code E thì thích tiếp xúc với dữ liệu và con người hơn, trong khi kiểu người có code I lại thích tiếp cận với ý tưởng và vật thể hơn;
  • Kiểu người có code C thích tiếp xúc với dữ liệu và vật thể hơn ngược lại kiểu người code có A lại thích tiếp xúc với ý tưởng và con người hơn.

Chỉ xét người mang đặc trưng chính là R và có thêm một đặc trưng phụ là một trong 5 chữ cái còn lại, ta đã có 5 kiểu người khác nhau về code 2 chữ như sau đây: RI, RA, RS, RE, RC. Như vậy xếp theo 2 đặc trưng (1 chính và 1 phụ), ta có 5 x 6 = 30 kiểu người khác nhau. Các cuộc thử nghiệm ở nước Mỹ cho thấy có sự khác nhau khá rõ về cách phân phối các kiểu người theo giới tính và tuổi tác. Riêng về học sinh THPT, kết quả thử nghiệm cho biết nam sinh thiên về kiểu người mang code RE, RI, ES và hầu như không có nam sinh mang code AC hay CA; Nữ sinh thì thiên về code SE, SA, SI và rất ít em có code CR, RC, RS hay RI.

Trắc nghiệm nghề nghiệp Holland

Mức phù hợp giữa kiểu người và đối tượng tác động

Theo Thuyết hướng nghiệp mật mã Holland , bạn nên chọn kiểu nghề nghiệp tương tự như nhóm tính cách của bạn. Điều này giúp bạn dễ đạt được thành công và hài lòng trong công việc.

Hầu hết mọi người trong thực tế thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, ví dụ: Nghiên cứu – Kỹ thuật, Nghệ thuật – Xã hội. Do đó, bạn có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm tính cách.

Bài test trắc nghiệm Holland tiếng Việt miễn phí trích nội dung từ bộ tài liệu hướng nghiệp của tổ chức VVOB. 

Tại La Bàn Hướng Nghiệp, Trắc nghiệm mật mã Holland đã được tích hợp với Danh mục nghề nghệp Việt Nam cũng như Sách tra cứu nghề (bản đầy đủ) của tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO)
Xem sách tra cứu nghề tại đây.

Click vào đây để làm bài kiểm tra Holland miễn phí

Bấm vào các biểu tượng R.I.A.S.E.C bên trên để xem chi tiết nhóm Holland.

Phiên bản rút gọn

  • Câu hỏi: 6 nhóm câu hỏi với 10 lựa chọn mỗi nhóm.
  • Thời gian thực hiện: 3-5 Phút
  • Định dạng: văn bản
  • Phù hợp tư vấn nhóm

Phiên bản đầy đủ

  • Câu hỏi: 60 câu hỏi với 5 lựa chọn (mức độ) mỗi câu.
  • Thời gian thực hiện: 10-15 Phút
  • Định dạng: đa đạng
  • Phù hợp tư vấn cá nhân

CHÚ Ý

Hãy thả lỏng tâm trí và thực hiện khảo sát một cách thoải mái nhất. Đừng chọn câu nhiều điểm, hãy chọn câu phù hợp nhất với bạn. Không giới hạn thời gian nhưng tốt nhất là hãy hoàn thành nó dưới 15 phút thôi bạn nhé. Bắt đầu ngay nào!

Xem chi tiết 6 nhóm sở thích Holland - RIASEC

REALISTIC
NHÓM R

KỸ THUẬT

Đặc điểm Nhóm R – Kỹ Thuật

R Kiểu thực tế cụ thể – thao tác kĩ thuật

Những người ở nhóm kĩ thuật có sở thích và khả năng khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân như các ngành nghề thuộc về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo của tay chân như thể thao, nấu nướng, chăm sóc cây xanh, thủ công mĩ nghệ…

Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Thực tế _ cụ thể.
  • Thể lực tốt _ suy nghĩ thực tế.
  • Tư duy, trí nhớ tốt.
  • Say mê, nghiêm túc thực hiện các quy trình kĩ thuật.
  • Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ.
    Năng lực chú ý vững vàng.
  • Thị lực tốt.
  • Trí tưởng tượng không gian tốt.
  • Phản ứng cảm giác/ vận động nhanh, chính xác.
  • Chịu đựng trạng thái căng thẳng.
  • Kiên trì, nhạy cảm.
  • Khí chất thần kinh ổn định.

Môi trường làm việc tương ứng Nhóm R – Kỹ Thuật

Các công việc liên quan đến

  • Điều khiển máy móc, đồ vật hoặc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng;
  • Làm việc ngoài trời, đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao.

Nghề phù hợp điển hình:

chăm sóc cây _ con, điều khiển, sử dụng, sửa chữa máy
móc, nghề thủ công, huấn luyện viên thể hình, cảnh sát, cứu hoả…

Chống chỉ định:

  • Dị ứng dầu mỡ, hóa chất;
  • Lao, hen, hẹp van tim, viêm thận;
  • Loạn thị, loạn sắc, mù màu;
  • Run tay và mồ hôi quá nhiều;
  • Tâm lí không ổn định.

Ban học & Khối thi Nhóm R – Kỹ Thuật

Khối thi

  • Khối A,
  • Khối A1
  • Khối B,
  • Khối V,
  • Khối H,
  • Khối T

Ban học

  •  Ban Khoa học tự nhiên
    là chính;
  • Ban Khoa học cơ bản +
    môn tự chọn

Nghề nghiệp phù hợp Nhóm R – Kỹ Thuật

Đang hiển thị danh sách 1-20 của 292

INVESTIGATIVE
NHÓM I

NGHIÊN CỨU

Đặc điểm Nhóm Nghiên Cứu

Ivestigative – Nhóm nghiên cứu. Những ai thích quan sát, học hỏi, điều tra, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề.

  • Những người ở nhóm nghiên cứu có sở thích và khả năng làm việc độc lập, nghiên cứu say mê về một lĩnh vực nào đó như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, nghiên cứu về văn hóa xã hội…
  • Có khả năng để chuẩn bị làm việc với hệ thống khái niệm khoa học, tìm ra quy luật chung để trình bày dưới dạng hệ thống ký hiệu.
  • Ở mức cao hơn, những người nhóm này có khả năng hoạt động giao tiếp trí tuệ, tư duy trừu tượng, lao động sáng tạo khoa học bậc cao để phát hiện quy luật và thiết kế chiến lược KHKT và KHXH.

Những người thuộc nhóm này có khả năng phân tích, nghiên cứu rất sâu một vấn đề phức tạp. Họ luôn thích khám phá, tìm tòi, điều tra và tò mò về mọi thứ xung quanh đến mức phải tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân của chúng. Thường họ là những người hướng nội, không thích giao tiếp rộng.

Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Phát triển mạnh tư duy logic;
  • Kiên trì, làm việc có phương pháp, ham hiểu biết;
  • Có óc tò mò, quan sát tinh tế;
  • Nhạy cảm, phán đoán, ứng xử kịp thời, tự đặt ra yêu cầu cao và nghiêm khắc đối
    với chính mình;
  • Có tính quyết đoán, thất bại không nản;
  • Có khả năng tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể;
  • Có năng lực vượt khó, thông minh, có kĩ năng sống thích ứng;
Môi trường làm việc Nhóm Nghiên Cứu

Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, giáo dục, văn hóa….
Nghề phù hợp điển hình: Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, giáo dục, môi trường, bác sĩ, kĩ thuật viên y tế, kĩ thuật viên phòng thí
nghiệm…

Chống chỉ định:
– Lao;
– Thiếu máu;
– Động kinh;
– Tim mạch;
– Tâm thần.

Khối thi, ban học Nhóm Nghiên Cứu

Khối thi:

  • Khối A,
  • Khối A1
  • Khối B
  • Khối C
  • Khối D

Ban học:

  • Ban Khoa học tự nhiên;
  • Ban Khoa học xã hội;
  • Ban Khoa học cơ bản +
    môn tự chọn
Nghề nghiệp gợi ý Nhóm Nghiên Cứu
Đang hiển thị danh sách 1-20 của 123

ART
NHÓM A

NGHỆ THUẬT

Đặc điểm Nhóm A – Nghệ Thuật

A Kiểu người sáng tạo tự do – văn học – nghệ thuật

Những người ở nhóm nghệ thuật rất thích và có khả năng làm việc thiên về tính chất nghệ thuật như viết văn, bình thơ, vẽ, thiết kế mĩ thuật, đạo diễn, nghệ sĩ…. Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhóm này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ,…

Những ai có khả năng nghệ thuật, cải tiến, trực giác và thích làm việc trong các tình huống không có kế hoạch trước như dùng trí tưởng tượng và sáng tạo.

Khả năng của người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Sáng tạo – Tự do

  • Sáng tạo, linh hoạt và thông minh;
  • Kiên trì, nhạy cảm;
  • Tinh thần phục vụ tự nguyện;
  • Có tính tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể;
  • Có khả năng sống thích ứng;
  • Diễn tả ngôn từ lịch sự, rõ ràng;
  • Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính trị

Môi trường làm việc Nhóm A – Nghệ Thuật

Sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ công mĩ  nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chương trình.

Nghề phù hợp điển hình:

Sáng tác văn học, thơ ca, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa..), hoạ sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc, thiết kế thời trang, thiết kế quảng cáo, giảng viên văn học…

Chống chỉ định:

  • Bệnh lao, truyền nhiễm
  • Dị tật, nói ngọng, điếc

Khối thi & Ban học Nhóm A – Nghệ Thuật

Khối thi:

Khối năng khiếu là chính

  • Khối C
  • Khối H
  • Khối S
  • Khối R

Ban học

  • Ban Khoa học xã hội là chính;
  • Ban Khoa học cơ bản + môn tự chọn

Nghề nghiệp phù hợp Nhóm A – Nghệ Thuật

Đang hiển thị danh sách 1-20 của 39

SOCIAL
NHÓM S

XÃ HỘI

Đặc điểm Nhóm S – Xã Hội

S Kiểu người linh hoạt quảng giao – phục vụ xã hội

Những ai thích làm việc với con người, những người làm sáng tỏ, thông tin, giúp đỡ, huấn luyện hoặc chữa trị, hoặc có kĩ năng về ngôn ngữ.

Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Quảng giao – Linh hoạt
  • Có khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch;
  • Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi;
  • Sáng tạo, linh hoạt, thông minh;
  • Có năng lực chú ý tốt;
  • Kiên trì, nhạy cảm;
  • Lịch thiệp;
  • Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt;
  • Tôn trọng mọi người;
  • Sức khỏe tốt, bền bỉ;
  • Có tính sáng tạo;
  • Tinh thần phục vụ tự nguyện.

Môi trường làm việc Nhóm S – Xã Hội

Làm các công việc trong môi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao tiếp với người khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện và chỉ dẫn người khác.

Nghề phù hợp điển hình:

Dạy học, y khoa, dược khoa, luật sư, tư vấn tâm lí, hướng
dẫn viên du lịch…

Chống chỉ định:

– Lao;
– Thiếu máu;
– Tâm thần không ổn định;
– Bệnh truyền nhiễm.

Khối thi & Ban học Nhóm S – Xã Hội

Khối thi

  • Khối A,
  • A1,
  • B,
  • C,
  • D.

Ban học:

  • Ban Khoa học tự nhiên;
  • Ban Khoa học xã hội;
  • Ban Khoa học cơ bản + môn tự chọn

Nghề nghiệp phù hợp Nhóm S – Xã Hội

Đang hiển thị danh sách 1-20 của 89

ENTERPRISING
NHÓM E

QUẢN LÝ

Đặc điểm Nhóm E – Quản lý

E Những người ở nhóm quản lí có sở thích và khả năng làm việc thiên về ra lệnh cho người khác và lãnh đạo một nhóm người hay cả một tập thể lớn.

Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Chủ nghĩa – Uy quyền
  • Nhà quản trị theo quan niệm mới, tránh độc quyền;
  • Trí tuệ là một quyền lực;
  • Tính cách cương nghị, biểu hiện từ vóc dáng đến tư thế đi đứng, ăn nói;
  • Là người có kĩ năng sống: Hài hòa, thích ứng, sáng suốt, tỉnh táo hơn người, có hệ thần kinh vững mạnh, bình tĩnh xét đoán tình hình, đối tượng, có trí nhớ tốt, tập trung sâu bền vững.

Đòi hỏi phải có các kĩ năng:

– Kiến tạo tổ chức;
– Xây dựng giá trị mới cho tổ chức;
Tạo ra động lực hoạt động;
– Không ngừng tự giáo dục và giáo dục thuộc cấp, xây dựng tổ chức học tập

Những ai thích làm việc với những người có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện, lãnh đạo hoặc quản lí các mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích kinh tế.

Môi trường làm việc Nhóm E – Quản lý

Môi trường làm việc mang tính chất quản lí, lãnh đạo, ra lệnh cho người khác và thực hiện các chức năng:

  • Điều hành chung;
  • Chủ trì sản xuất;
  • Điều phối thông tin, chiến lược giao tiếp;
  • Giám sát từng giai đoạn, trợ giáo;
  • Tạo điều kiện hòa hợp và hội nhập.

Nghề phù hợp điển hình:

Nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, luật sư…

Ban học & Khối thi Nhóm E – Quản lý

Khối thi:

  • Khối A
  • A1,
  • D,
  • C

Ban học

  • Ban Khoa học tự nhiên;
  • Ban Khoa học xã hội;
  • Ban Khoa học cơ bản +
    môn tự chọn

Nghề nghiệp phù hợp Nhóm E – Quản lý

Đang hiển thị danh sách 1-20 của 66

conventional
NHÓM C

NGHIỆP VỤ

Đặc điểm Nhóm C – Nghiệp Vụ

C Kiểu người thận trọng nề nếp – nghiệp vụ quy củ

Những người ở nhóm nghiệp vụ có sở thích và có khả năng làm việc ở văn phòng, làm các công việc sổ sách như văn thư, hành chánh, tài vụ, bưu điện, tiếp tân,… Nhóm nghề này đòi hỏi phải có hoạt động giao tiếp với nhiều người, nhiều công việc, có nghiệp vụ, được huấn luyện từ trung cấp đến đại học trong doanh nghiệp, trong hoạt động phục vụ công cộng,…

Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Nền nếp – Thận trọng
  • Lĩnh hội diễn tả ngôn từ lịch sự, hấp dẫn, rõ ràng;
  • Thận trọng nhưng nhanh nhẹn;
  • Ứng xử kịp thời, siêng năng;
  • Hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hoá, nghệ thuật,…;
  • Hiểu rõ người đối thoại;
  • Làm việc ngăn nắp, điều độ, không nhầm lẫn;
  • Có trí nhớ tốt;
  • Tự tin, biết điều tiết, kiềm chế;
  • Có khả năng hoạt động độc lập;
  • Giỏi ngoại ngữ và ứng xử;
  • Xử lí thông tin tốt
Những ai thích làm việc với dữ liệu, có khả năng văn phòng hoặc đếm số, thực hiện các công việc nhỏ hoặc làm theo hướng dẫn của người khác.

Môi trường làm việc Nhóm C – Nghiệp Vụ

Môi trường làm việc mang tính chất giao tiếp với nhiều người, nhiều công việc, đòi hỏi có tính nghiệp vụ như lưu trữ văn thư, kế toán, tài chính, tín dụng, …

Nghề phù hợp điển hình:

Nhân viên ngân hàng, kế toán, thư kí văn phòng, biên
tập viên, thủ thư…

Chống chỉ định:

– Bệnh lao, bệnh truyền nhiễm;
– Dị tật, nói ngọng, điếc;

Ban học & Khối thi Nhóm C – Nghiệp Vụ

Khối thi:

  • Khối A
  • A1,
  • D,
  • C

Ban học

  • Ban Khoa học tự nhiên;
  • Ban Khoa học xã hội;
  • Ban Khoa học cơ bản +
    môn tự chọn

Nghề nghiệp gợi ý Nhóm C – Nghiệp Vụ

Đang hiển thị danh sách 1-20 của 69

trắc nghiệm holland
holland test
trắc nghiệm mật mã holland miễn phí
trắc nghiệm hướng nghiệp riasec (holland code test)
test holland
trắc nghiệm mật mã holland
mật mã holland test
holland code test tiếng viết
trắc nghiệm nghề nghiệp holland
trắc nghiệm hướng nghiệp mật mã holland
trắc nghiệm holland miễn phí
trắc nghiệm holland code
trắc nghiệm nghề nghiệp john holland
trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp holland
mật mã holland
trắc nghiệm nghề nghiệp holland code
link trắc nghiệm holland
holland code test tiếng việt
trắc nghiệm hướng nghiệp holland
làm trắc nghiệm holland miễn phí
holland code test
test john holland
trac nghiem holland
test nghề nghiệp holland
holland trắc nghiệm
trắc nghiệm john holland
trắc nghiệm holland free
hướng nghiệp holland
“mục tiêu của bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp mật mã holland (holland code career test) là gì”
“sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp mật mã holland, học sinh sẽ chọn ra bao nhiêu kết quả có điểm số cao nhất để đối chiếu sở thích, năng lực tự nhiên của bản thân với yêu cầu của các công việc, nhóm ngành nghề trong xã hội?”
code career test) là gì?”
trắc nghiệm sở thích holland
john holland test
trắc nghiệm tính cách holland
trắc nghiệm tính cách john holland
trắc nghiệm hướng nghiệp john holland
bài test holland
mật mã holland trắc nghiệm
holland test là gì
bài trắc nghiệm holland
bài trắc nghiệm nghề nghiệp holland
sơ đồ holland
holland code tiếng viết
trắc nghiệm holland là gì
holland quiz
bài test john holland
holland là gì
holland codes test
holland code
trắc nghiệm hướng nghiệp riasec
trắc nghiệm riasec
trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp
trắc nghiệm tư vấn hướng nghiệp
trắc nghiệm hướng nghiệp
trắc nghiệm nghề nghiệp
trắc nghiệm holand
john holland – trắc nghiệm tính cách định hướng nghề nghiệp
trắc nghiệm nghề nghiệp miễn phí
test trắc nghiệm nghề nghiệp
bảng trắc nghiệm holland
hướng nghiệp trắc nghiệm
trắc nghiệm nghề
trắc nghiệm hướng nghiệp miễn phí

4.8/5 - (543 bình chọn)
La Bàn Hướng Nghiệp
Websie đang được xây dựng
Thông tin trên website đang được biên tập, thử nghiệm.
Người dùng cân nhắc khi sử dụng các thông tin trên website.