Năng lực ngôn ngữ
1. Năng lực ngôn ngữ là gì:
Năng lực này phản ánh sự thông thạo ngôn ngữ và sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt. Người có năng lực ngôn ngữ sẽ thể hiện sự nhạy cảm với nghĩa của từ và có khả năng sử dụng ngôn từ trong giao tiếp sao cho hiệu quả và hấp dẫn.
2. Biểu hiện của Năng lực ngôn ngữ
– Có sở thích viết văn và viết báo
– Thích học và sử dụng các ngôn ngữ mới
– Thích làm việc với giấy tờ như đọc sách, kiểm tra nội dung, soạn thảo,…
– Có khả năng dạy và hướng dẫn người khác bởi câu từ mạch lạc, rõ ràng. Thuyết phục người khác bằng lập luận của mình
– Có sở thích tranh luận và thảo luận, sử dụng ngôn ngữ để bảo vệ cho ý kiến của mình
– Có khả năng nói chuyện trước đám đông: dùng lời nói để trình bày ý tưởng trước mọi người.
– Sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp: Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc, thu hút người nghe
– Đọc và hiểu văn bản viết: có thể nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của văn bản hoặc chỉ ra lỗi sai trong đó.
3. Điểm mạnh của Năng lực ngôn ngữ:
– Dễ dàng diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng thành văn viết như thơ, văn,…và mọi người rất thích đọc những gì bạn viết.
– Có khả năng nói chuyện trước đám đông. Sự tự tin, cách nói chuyện rõ ràng, mạch lạc và thu hút của bạn khiến mọi người tập trung và thích nghe bạn nói.
– Tham gia vào các cuộc thảo luận, tranh luận. Đây là những lúc không thể thiếu sự xuất hiện của người có năng lực ngôn ngữ bởi sự tự tin, mạch lạc và khả năng lập luận của bạn sẽ giúp cuộc thảo luận sôi nổi hơn.
– Sử dụng ngoại ngữ. Việc nghe, nói, đọc, viết một ngôn ngữ nào đó sẽ không là vấn đề đối với bạn.
4. Hướng nghiệp cho nhóm Năng lực ngôn ngữ
– Kỹ năng nổi bật của nhóm năng lực ngôn ngữ: Nhạy cảm với từ ngữ, có khả năng diễn đạt bằng lời, có cách nói, cách viết thu hút hấp dẫn
– Nghề nghiệp phù hợp cho nhóm năng lực ngôn ngữ: Nhà báo, nhà ngôn ngữ học, giảng viên ngoại ngữ, hướng dẫn viên du lịch, biên phiên dịch, marketing và bán hàng, luật sư, chuyên viên quan hệ công chúng,…
Responses