Giới thiệu
“Gia công và lắp dựng kết cấu thép” trình độ cao đẳng là nghề cơ khí, sử dụng các dụng cụ và thiết bị gia công cơ khí để tiến hành gia công hoàn chỉnh sản phẩm là các kết cấu thép kỹ thuật cao, sau khi tiến hành khảo sát mặt bằng công trình, sử dụng các thiết bị đo kiểm, thiết bị nâng hạ để lắp ráp các kết cấu thép thành các công trình kỹ thuật công nghiệp và dân dụng như: Kết cấu khung nhà công nghiệp; Kết cấu khung băng tải; Kết cấu dầm cầu trục; Kết cấu Bun ke-si lô; Kết cấu tháp trụ thép…; đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Vị trí làm việc chủ yếu của nghề là: Chuẩn bị mặt bằng gia công, lắp dựng, gia công chi tiết, gia công cụm chi tiết kết cấu, chống ăn mòn kết cấu, lắp dựng kết cấu, tổ chức quản lý các công việc gia công và lắp dựng kết cấu thép.
Người làm nghề “Gia công và lắp dựng kết cấu thép” có thể làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, trực tiếp làm việc trong phân xưởng cơ khí, trên các công trình xây dựng, giao thông, công nghiệp, ở vị trí trên mặt đất, trong lòng đất, trên cao hoặc dưới nước. Để đảm nhận được các vị trí việc làm này, cần phải sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị gia công và lắp dựng, phải có ý chí, sức khỏe và phản ứng nhanh trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết và môi trường làm việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu 2250 giờ (Tương đương 86 tín chỉ)
Chương trình đào tạo
Phân tích được các loại bản vẽ cơ khí;
Trình bày được tính chất cơ lý, phương pháp xử lý nhiệt và các biện pháp chống ăn mòn của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí;
- Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị, máy thi công phù hợp với yêu cầu gia công và lắp dựng;
- Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN hiện hành;
- Mô tả được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu truyền động cơ khí thông dụng và hiện đại;
- Trình bày và vận dụng được phương pháp tính toán khai triển, tính toán sức bền vật liệu, dung sai các kết cấu trên bản vẽ phức tạp;
- Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo kiểm cần thiết của nghề;
- Trình bày được các phương pháp gia công và lắp dựng các kết cấu thép công nghiệp và dân dụng;
- Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy, nổ;
- Vận dụng được các kiến thức về tổ chức quản lý để tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả;
- Trình bày được những kiến thức công nghệ thông tin, ngoại ngữ cơ bản, chuyên ngành theo quy định;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Đọc và phân tích được các loại bản vẽ cơ khí;
Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp đơn giản bằng phần mềm Autocad;
- Dự trù được vật tư, phương tiện, dụng cụ thiết bị và mặt bằng sản xuất đáp ứng yêu cầu của thi công công trình;
- Tính toán được sức bền vật liệu, dung sai của một số kết cấu trên bản vẽ;
- Sử dụng khai thác, và bảo quản, bảo dưỡng được các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề đúng quy định;
- Chọn được dây/cáp để cẩu, móc hàng đảm bảo an toàn;
- Sử dụng được các thiết bị nâng đơn giản như: kích, tời, pa lăng, tổ múp, tó, và vận hành được cầu trục trong nhà xưởng;
- Xây dựng được quy trình chế tạo, lắp dựng và kiểm tra các kết cấu thép;
- Tổ chức thực hiện được một số công việc tổ hợp lắp ghép, đóng gói dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật;
- Đo được các đại lượng điện, lắp đặt được các mạch điều khiển động cơ đơn giản ứng dụng trên các máy cắt, máy hàn kim loại;
- Gia công được các kết cấu thép hoàn chỉnh từ đơn giản đến phức tạp bằng thép tấm và thép hình;
- Lắp ghép được các chi tiết thành cụm kết cấu phức tạp theo đúng yêu cầu thiết kế;
- Lắp dựng được các kết cấu từ đơn giản đến phức tạp đã được hoàn thiện sẵn ở nhà máy với chất lượng và độ an toàn cao dựa theo tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật ngay tại công trình bằng các phương tiện cơ giới;
- Lập được biên bản bàn giao sản phẩm và thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên đúng quy định;
- Sử dụng được ngôn ngữ giao tiếp với các thành viên trong tổ nhóm, để làm rõ những vấn đề, giải quyết vấn đề có liên quan tới công việc được giao;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, ứng dụng được công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Chủ động, tích cực, nhiệt tình với nhiệm vụ được giao;
Tuân thủ làm việc theo quy trình;
- Thận trọng, tỉ mỉ, chịu trách nhiệm với kết quả công việc được giao;
- Hợp tác và làm việc nhóm trong công việc để đạt kết quả tốt nhất;
- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;
- Xây dựng được môi trường làm việc an toàn và hiệu quả;
- Tổ chức nơi làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
Chuẩn bị gia công và lắp dựng;
- Gia công chi tiết kết cấu;
- Gia công cụm chi tiết kết cấu;
- Chống ăn mòn kết cấu;
- Lắp dựng kết cấu;
- Tổ chức, quản lý các công việc gia công và lắp dựng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn
- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|