Trí thông minh giao tiếp (Interpersonal Intelligence)
1. Khái niệm trí thông minh Giao tiếp
Trí thông minh giao tiếp xã hội là năng lực hiểu, cảm thông và làm việc được với người khác. Một cá nhân có trí thông minh giao tiếp có thể rất giàu lòng trắc ẩn và có tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, hoặc là người có sức lôi cuốn với tập thể, có khả năng thấu hiểu người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới bên ngoài bằng chính cặp mắt của những người bên trong.
2. Biểu hiện của trí thông minh Giao tiếp
– Bạn không gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp. Một cách rất tự nhiên, việc nhận ra nhu cầu, cảm xúc, hay ý định của người khác là một khả năng tuyệt vời của bạn, và bạn cũng rất linh hoạt trong việc lựa chọn những chiến thuật để phản ứng lại. Sự tương tác mượt mà đó có thể khiến người khác làm theo ý muốn của bạn (mà ngay cả bạn cũng không nhận ra), tuy vậy, cùng lúc đó bạn lại vẫn luôn giữ mình được trước những lý lẽ của người khác.
– Bạn là người ăn nói có chừng mực, bạn biết lúc nào thì nên lên tiếng, và lúc nào thì nên im lặng để lắng nghe. Cách sử dụng ngôn từ của bạn cũng khá tốt, bạn biết chọn từ nào để dùng trong bối cảnh nào để tạo không khí hài hòa hay căng thẳng, tùy theo mục đích của bạn. Bạn có thể không nói nhiều, nhưng khi đã tham gia ý kiến thì mỗi từ bạn nói ra đều được cân nhắc kỹ lưỡng, và theo đó, tiếng nói của bạn thường có trọng lượng trong tập thể, mọi người có thể nể phục bạn vì khả năng giao tiếp khéo léo rất đúng mực của bạn.
– Bên cạnh đó bạn là người dễ dàng kết bạn ở trường. Bạn bè thường nhờ bạn giải quyết những cuộc tranh cãi. Thường là người chỉ huy trong những câu lạc bộ hoặc các nhóm khác
– Bạn luôn biết những sự kiện xã hội đang diễn ra xung quanh( như mối hận thù, những câu chuyện thêu dệt hoặc những tin đồn khác)
– Bạn thường cảm thấy thương xót và quan tâm đến một ai đó hoặc một nhóm người nào đó và muốn giúp đỡ họ bằng hành động cụ thể.
3. Hướng nghiệp cho nhóm Giao tiếp
– Kỹ năng nghề nghiệp: phục vụ, đón tiếp, giao tiếp, buôn bán, dạy học, huấn luyện viên, tư vấn, cố vấn, đánh giá người khác, thuyết phục, thúc đẩy, bán hàng, tuyển dụng, truyền cảm hứng, quảng cáo, động viên, giám sát, hợp tác, ủy quyền, đàm phán, dàn xếp, cộng tác, phỏng vấn.
– Nhóm nghề thích hợp: quản lý, giám đốc, hiệu trưởng, quản lý nhân sự, thẩm phán, nhà xã hội học, nhà nhân chủng học, luật sư, nhà tâm lý học, y tá, nhân viên quan hệ công chúng, nhân viên bán hàng, đại lý du lịch, giám đốc xã hội.
4. Làm thế nào để phát triển triển khả năng Giao tiếp?
– Mua một quyển sổ nhỏ, điền vào đó tên các mối giao tiếp trong công việc, bạn bè, người quen, họ hàng và hãy luôn giữ liên lạc với họ. Mỗi ngày( hoặc mỗi tuần) quyết định gặp một người bạn mới.
– Tham gia vào một nhóm tình nguyện hay nhóm cứu trợ( như câu lạc bộ rotary, Hòa bình xanh, Chữ thập đỏ).
– Giữ vai trò lãnh đạo trong một nhóm hoặc trong cộng đồng mà bạn quan tâm.
– Học nghệ thuật giao tiếp xã hội qua các sách dạy giao tiếp và thảo luận về các tài liệu đó với một người giao tiếp giỏi. Khởi xướng cuộc nói chuyện với mọi người ở nơi công cộng( hiệu sách, siêu thị, khu vực đón khách hàng không,…) Bắt đầu trao đổi thư từ với bạn bè trong nước hoặc quốc tế.
– Tham gia những cuộc họp mặt ở gia đình, ở trường học, công sở. Tham gia những trò chơi hợp tác ngoài trời cùng với gia đình và bạn bè
– Làm quen với những người thuộc nền văn hoá chúng ta( người Mỹ bản địa, người Nhật, người Mỹ La Tinh,…) và tích hợp những đặc điểm tốt nhất trong phong cách sống hòa đồng của họ vào cuộc sống của bạn.
– Tăng cường mối quan hệ với những người xung quanh, bắt đầu ngay với gia đình và bạn bè, mở rộng việc làm này trong cộng đồng, đất nước của bạn và cuối cùng là trên toàn thế giới.
– Học theo phong cách sống của những người có khả năng giao tiếp xã hội nổi tiếng( ví dụ như những người làm công tác từ thiện, những nhà cố vấn, các nhà chính trị, nhân viên xã hội) thông qua tiểu sử phim ảnh và phương tiện khác.
Responses