Những người có trí thông minh không gian cao rất giỏi trong những việc đòi hỏi sự thao túng tinh thần của các quan điểm thể chất. Những người này có xu hướng rất thành thạo trong việc đọc bản đồ, ghép hình và nhìn hoặc vẽ các đối tượng và tình huống từ một quan điểm khác nhau mà không nhất thiết phải nhìn thấy nó từ quan điểm đó. Họ không dễ dàng bị lạc và thường đi lang thang trên một mê cung. Lý luận không gian, thao tác hình ảnh, kỹ năng đồ họa và nghệ thuật thường được phát triển tốt ở những người có Trí thông minh không gian cao.

Nhóm tố chất 3: Không gian

Trí thông minh không gian (Spatial Intelligence)

1.Khái niệm trí thông minh Không gian

Những người có trí thông minh không gian cao rất giỏi trong những việc đòi hỏi sự thao túng tinh thần của các quan điểm thể chất. Những người này có xu hướng rất thành thạo trong việc đọc bản đồ, ghép hình và nhìn hoặc vẽ các đối tượng và tình huống từ một quan điểm khác nhau mà không nhất thiết phải nhìn thấy nó từ quan điểm đó. Họ không dễ dàng bị lạc và thường đi lang thang trên một mê cung. Lý luận không gian, thao tác hình ảnh, kỹ năng đồ họa và nghệ thuật thường được phát triển tốt ở những người có Trí thông minh không gian cao.

2.Biểu hiện của trí thông minh Không gian

– Khả năng bao quát không gian của bạn được thể hiện rõ nét nhất trong việc hình dung không gian và quét không gian.

– Những người mạnh về không gian thường có khả năng tưởng tượng. Bạn sẽ cảm thấy mình có thể tưởng tượng ra cả một bộ phim riêng ở trong đầu mình hoặc tưởng tượng sống động đến từng chi tiết một sự vật, sự việc nào đó dù chỉ nghe mô tả qua lời kể của người khác. 

– Việc hình dung không gian tốt có thể khiến bạn đoán trước được sự chuyển động của các vật thể. Bạn có thể sẽ thấy mình phù hợp khi chơi những môn thể thao như cầu lông, tennis.

– Bên cạnh đó, với khả năng bao quát một không gian có thể khiến bạn dễ dàng phác họa hay ghi nhớ các chi tiết của không gian đó. Khi nhìn vào các tài liệu mỹ thuật hay biểu đồ, bạn sẽ dễ nhận ra các điểm sai của của bản vẽ, những điểm khác biệt riêng hoặc chỉ đơn giản là nhanh chóng nắm được ý nghĩa của đồ thị hay biểu đồ đó. Bạn cũng có thể là người nhạy cảm với màu sắc và bố cục của những bức tranh, ảnh, và rất hứng thú với những không gian rộng rãi với tầm nhìn xa.

3.Hướng nghiệp cho nhóm Không gian

– Kỹ năng nghề nghiệp của nhóm này gồm: vẽ, minh họa, thuyết trình bằng hình ảnh, thiết kế, tưởng tượng, phát minh, tô màu, vẽ bản đồ, chụp ảnh, trang trí, quay phim.

– Nhóm nghề thích hợp: Kỹ sư, nhà khảo sát, kiến trúc sư, kỹ thuật viên đồ họa, trang trí nội thất, nhiếp ảnh gia, giáo viên nghệ thuật, nhà phát minh, chuyên viên vẽ bản đồ, phi công, nghệ sĩ, mỹ thuật, điêu khắc…

4.Làm thế nào để phát triển triển khả năng Không gian?

– Sử dụng các cuốn từ điển có hình ảnh để dễ tư duy và ghi nhớ hay chơi những trò chơi có sử dụng tư duy không gian đa chiều.

– Hãy chơi những trò chơi như  xếp hình, rubik, trò chơi mê cung hoặc các trò chơi không gian khác.

– Mua các phần mềm đồ họa và từ đó tập vẽ, tập thiết kế, sao chép các hình ảnh mà não bộ bạn sáng tạo ra.

– Bạn cũng có thể học cách chụp ảnh để có thể lưu giữ lại những hình ảnh đẹp đẽ về khung cảnh tự nhiên, về các con vật, về các loài hoa, …

– Ngoài việc sử dụng máy ảnh để giữ lại hình ảnh thì máy quay phim có thể giúp bạn lưu giữ lại các khoảnh khắc tuyệt vời. Hoặc bạn có thể tự sáng tạo những bộ phim xoay quanh cuộc sống và dựng lên những thước phim đẹp.

– Xem phim và các chương trình truyền hình không chỉ để giải trí mà còn tìm hiểu về cách sử dụng ánh sáng, âm nhạc, cách di chuyển máy quay, bài trí bố cục phim, sân khấu, ….

– Bạn có thể tự thiết kế nội thất cho không gian nhà mình, bạn có thể sáng tạo theo ý thích của mình.

– Bạn cũng có thể sưu tập lại các hình ảnh trên báo và tạp chí nếu khó có thể đi trải nghiệm do cuộc sống bận rộn.

– Học cách rèn luyện khả năng định hướng trong các cuộc dã ngoại, để chắc chắn có thể tìm ra phương hướng khi bị lạc.

– Nghiên cứu các môn hình học.

– Tham gia các lớp học vẽ, điêu khắc, … tại các trường đại học, các trung tâm hướng nghiệp, …

– Học một ngôn ngữ mang tính hình tượng như tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật, …

– Học cách sử dụng và biểu đạt số liệu mình có bằng hệ thống các biểu đồ, sơ đồ, cấu trúc hình cây, các sơ đồ và cấu trúc biểu đạt hình ảnh khác

– Lưu giữ mọi thứ thông qua hình ảnh để để vừa dễ nhớ vừa phát huy khả năng về trí thông minh không gian.

– Bạn có thể thử khám phá mọi thứ xung quanh và đồ vật bằng các giác quan khác thay bằng thị giác thông qua trò chơi bịt mắt.

4.6/5 - (201 bình chọn)

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×