Giới thiệu
“Rèn, dập” trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề gia công kim loại bằng áp lực nhờ quá trình biến dạng dẻo của vật liệu để nhận được sản phẩm hoặc bán sản phẩm có hình dáng, kích thước theo yêu cầu, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Áp lực tạo ra trong quá trình rèn, dập có thể được thực hiện bằng tay (rèn tay), hoặc bằng máy (thiết bị rèn dập – thiết bị gia công áp lực); quá trình gia công biến dạng có thể thực hiện ở trạng thái nguội (dập nguội) hoặc ở trạng thái nóng (rèn, dập nóng).
Môi trường làm việc của người hành nghề rèn, dập cũng đã được cải thiện nhiều so với trước đây bởi tất cả các nhà máy, phân xưởng gia công áp lực đều áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu tác hại của rung động, tiếng ồn, nhiệt độ có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.
Tuy nhiên để hành nghề, người lao động cần phải có sức khỏe, có kiến thức, tư duy về công nghệ cơ khí, hiểu biết về ngành nghề, xu hướng phát triển công nghệ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm để vận hành, gia công được sản phẩm trên các thiết bị rèn, dập hiện đại, tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Chương trình đào tạo
Phân tích được quy ước, ký hiệu trên bản vẽ vật rèn;
Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng các thiết bị, dụng cụ rèn, dập khối và dập tấm;
- Phân tích được đặc điểm, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong rèn dập và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của kim loại khi nung, khi rèn, dập;
- Trình bày được phương pháp lập bản vẽ phôi từ bản vẽ chi tiết khi rèn dập nóng;
- Phân tích được quá trình biến dạng của kim loại ở trạng thái nóng, nguội dưới tác dụng của ngoại lực;
- Trình bày được cách lựa chọn lò nung, phương pháp nung và chế độ nung kim loại;
- Trình bày được phương pháp sử dụng và tiết kiệm nguồn năng lượng trong rèn dập;
- Trình bày được phương pháp thiết kế quy trình công nghệ rèn tự do; dập khối; dập tấm;
- Trình bày được cấu tạo, phương pháp đo và bảo quản các loại dụng cụ đo dùng cho nghề rèn, dập;
- Phân tích được các dạng sai hỏng thường gặp khi rèn, dập; nguyên nhân và cách phòng ngừa, khắc phục;
- Trình bày được các biện pháp đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Khai triển được bản vẽ chi tiết thành bản vẽ phôi khi dập tấm;
- Lập được bản vẽ phôi từ bản vẽ chi tiết khi rèn dập nóng;
- Thiết kế được quy trình công nghệ rèn tự do; dập khối; dập tấm;
- Vận hành và sử dụng thành thạo được các loại lò nung, máy búa, máy dập nóng, dập nguội;
- Lựa chọn, sử dụng được các loại dụng cụ của nghề như đe, búa tay, búa tạ, bàn là, bàn tóp, khuôn rèn dập...;
- Gá lắp được các loại khuôn rèn, dập lên máy đảm bảo yêu cầu;
- Vận dụng thành thạo các công nghệ rèn dập cơ bản như vuốt, xấn, chồn, chặt, uốn...để chế tạo các loại sản phẩm có hình dáng đơn giản bằng các dụng cụ cầm tay hoặc bằng máy;
- Rèn dập nóng được các sản phẩm với các công nghệ phức tạp như uốn cung cong, uốn phôi thép hình, rèn thép hợp kim, rèn hợp kim màu...;
- Gia công được các loại sản phẩm có hình dáng tương đối phức tạp, kích thước vừa và nhỏ bằng khuôn dập trên máy dập khối hành trình cứng, hành trình mềm, hành trình lưỡng tính;
- Vận hành được các máy dập tấm hoặc dây chuyền dập tấm để chế tạo các sản phẩm có độ chính xác cao;
- Vận hành được các loại máy tự động hoặc các máy CNC để gia công các sản phẩm rèn dập có chất lượng cao;
- Vận hành được các loại máy phun cát, máy phun bi, máy quay bóng cũng như các loại hóa chất để làm sạch sản phẩm rèn dập;
- Lựa chọn được phương pháp ủ, tôi, ram, nhuộm đen để xử lý nhiệt và hoàn thiện vật rèn dập;
- Chẩn đoán và xử lý được các sự cố về thiết bị, sản phẩm trong quá trình rèn dập;
- Sử dụng được dụng cụ đo kiểm, kiểm tra chất lượng vật rèn, dập;
- Tổ chức thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và đảm bảo được an toàn lao động cho người và thiết bị;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Vẽ và đọc được các bản vẽ rèn dập từ đơn giản đến phức tạp;
Làm chủ được các thiết bị và công nghệ rèn, dập;
Hướng dẫn, giám sát được những người khác cùng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
- Giám sát được chất lượng sản phẩm, tiến độ thực hiện công việc của cá nhân và của cả nhóm;
- Tích cực, chủ động phòng ngừa các tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho bản thân và đồng nghiệp;
- Tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Làm việc độc lập hoặc tham gia làm việc nhóm trong điều kiện môi trường biến động; đánh giá được kết quả thực hiện công việc của cá nhân; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của nhóm.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
Rèn bằng dụng cụ cầm tay;
- Rèn tự do bằng máy;
- Dập khối;
- Dập tấm.
Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Rèn, dập, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|