Giới thiệu
Lắp đặt điện công trình trình độ cao đẳng là nghề lắp đặt các thiết bị điện, thiết bị điều khiển, hệ thống điện hạ áp, lập trình điều khiển luồng tuyến cung cấp điện, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp và dân dụng trong các công trình xây dựng, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của nghề là lắp đặt các thiết bị điện, hệ thống máy móc trong công nghiệp, dân dụng, đang xây dựng tại các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư và các văn phòng làm việc… sau đó bàn giao cho đơn vị chủ quản trực tiếp quản lý và sử dụng.
Điều kiện và môi trường làm việc: Người làm nghề lắp đặt điện công trình làm việc trong các đơn vị kỹ thuật chuyên thi công, lắp đặt điện cho công trình mới xây dựng, thường xuyên tiếp cận với những trang thiết bị công nghệ, vì vậy đòi hỏi phải nắm vững các thông số kỹ thuật của thiết bị, quy trình lắp đặt và phải thường xuyên cập nhật các kiến thức công nghệ mới; môi trường làm việc luôn đề cao tính chính xác, kỷ luật, an toàn lao động.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.190 giờ (tương đương 78 tín chỉ)
Chương trình đào tạo
- Giải thích được chức năng, nhiệm vụ và quy trình lắp đặt hệ thống các thiết bị điện cho công trình;
- Mô tả được tác dụng và nguyên lý làm việc của các thiết bị, công nghệ lắp đặt hệ thống đường dây tải điện hạ áp, lắp đặt trạm biến áp, thiết bị điều khiển, hệ thống chiếu sáng, thiết bị cảnh báo an toàn, thiết bị chống sét cho công trình;
- Trình bày được kỹ thuật kiểm tra an toàn các thiết bị, công nghệ lắp đặt thiết bị và kỹ thuật kiểm tra thông số hoạt động của thiết bị trong hệ thống đường dây tải điện hạ áp, trạm biến áp, thiết bị điều khiển, thiết bị chiếu sáng, thiết bị cảnh báo an toàn, thiết bị chống sét cho công trình sau khi lắp đặt xong;
- Phân tích được các sự cố, hư hỏng thông thường của hệ thống đường dây, trạm biến áp, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cảnh báo an toàn, thiết bị chống sét trong quá trình lắp đặt và vận hành;
- Phân tích được các phương pháp sữa chữa các sự cố xảy ra của thiết bị đo đếm điện năng cung cấp điện cho khách hàng;
- Phân tích được các sự cố, hư hỏng thông thường của bộ lập trình hoặc lỗi chương trình điều khiển trạm biến áp và cách khắc phục các sự cố đó;
-Trình bày được các yêu cầu về an toàn điện, PCCN, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường khi lắp đặt và vận hành;
- Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Nhận biết, phân loại được các loại thiết bị điện dùng để lắp đặt cho công trình như thiết bị đường dây tải điện hạ áp, thiết bị trạm biến áp, thiết bị điều khiển, thiết bị hệ thống chiếu sáng, thiết bị cảnh báo an toàn, thiết bị chống sét;
- Kiểm tra, đánh giá được tình trạng kỹ thuật các thiết bị, phụ kiện trong quá trình lắp đặt hệ thống;
- Lắp đặt được hệ thống đường dây tải điện hạ áp, lắp đặt trạm biến áp, thiết bị điều khiển, hệ thống chiếu sáng, thiết bị cảnh báo an toàn, thiết bị chống sét cho công trình theo đúng kỹ thuật, đảm bảo mỹ thuật và an toàn;
- Kiểm tra, đánh giá được tình trạng kỹ thuật các thiết bị, tủ điện lắp đặt tại hệ thống cung cấp điện hạ thế, sửa chữa được các sự cố thông thường của thiết bị đo đếm điện năng, khắc phục được các hiện tượng mất pha, lệch pha trên hệ thống cung cấp điện cho khách hàng;
- Theo dõi, đánh giá, xử lý được các sự cố mất an toàn trong quá trình thi công và lắp đặt thiết bị;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được hư hỏng thông thường của các thiết bị lắp đặt tại trạm biến áp;
- Kết nối được bộ lập trình với các thiết bị điều khiển, thiết bị ngoại vi của trạm biến áp và lập trình được để điều khiển các lộ của trạm biến áp làm việc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Tuân thủ các quy định về an toàn PCCN, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề, bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống đường dây tải điện hạ áp cho công trình;
- Lắp đặt trạm biến áp;
- Lắp đặt thiết bị điều khiển;
- Lắp đặt thiết bị chiếu sáng;
- Lắp đặt thiết bị cảnh báo an toàn;
- Lắp đặt hệ thống chống sét;
- Sửa chữa, bảo dưỡng trạm biến áp;
- Lắp đặt mạch điện thang máy;
- Quản lý đường dây và trạm biến áp;
- Lập trình điều khiển trạm biến áp.
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề lắp đặt điện công trình, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|