Giới thiệu
Lái tàu đường sắt trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề trực tiếp lái đầu máy kéo các đoàn tàu khách, đoàn tàu hàng để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hoá lưu thông trên các tuyến đường sắt trong phạm vi cả nước, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Lái tàu đường sắt phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đường sắt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt, quy trình tác nghiệp ban lái tàu đầu máy diesel và các chỉ thị mệnh lệnh có liên quan đến việc chạy tàu, bảo vệ, giữ gìn bảo dưỡng đầu máy tốt để bảo đảm chạy tàu an toàn và đúng giờ.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ)
Chương trình đào tạo
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống và thiết bị trên từng loại đầu máy;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống và thiết bị trên từng loại đầu máy;
- Trình bày được nguyên tắc lập bản vẽ phác chi tiết;
- Phân tích được đầy đủ các bước kiểm tra đối với mỗi loại đầu máy đang sử dụng;
- Trình bày được nội dung Luật Đường sắt, quy trình tác nghiệp ban lái tàu đầu máy diesel, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, các thông tư, chỉ thị phục vụ chạy tàu;
- Phân tích được các phương pháp và kỹ thuật lái tàu trong các điều kiện khác nhau;
- Trình bày được phương pháp tính toán, xác định năng lực hãm đoàn tàu, xác định trọng lượng đoàn tàu;
- Trình bày được nội dung quy trình bảo dưỡng, sửa chữa đối với từng loại đầu máy;
- Phân tích được phương pháp liên lạc giữa trung tâm điều hành vận tải với lái tàu;
- Phân tích được chính xác số liệu đầu máy đang sử dụng;
- Phân tích được quy trình bảo dưỡng đầu máy;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Đọc được các bản vẽ cấu tạo đầu máy, bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ;
- Lập được bản vẽ phác chi tiết;
- Kiểm tra, chỉnh bị được đầu máy theo đúng quy trình;
- Tính toán, xác định được năng lực hãm đoàn tàu, xác định được trọng lượng đoàn tàu;
- Phát hiện và khắc phục được các sai sót kỹ thuật khi kiểm tra đầu máy, các hư hỏng phát sinh khi đầu máy đang vận hành;
- Quản lý, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng đầu máy;
- Báo cáo chính xác được số liệu đầu máy đang sử dụng;
- Thành thạo các thao tác lái tàu; chấp hành đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp ban lái tàu đầu máy diesel và các công lệnh, chỉ thị về chạy tàu;
- Giao tiếp được với các bộ phận liên quan;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo đơn vị;
- Bảo đảm khai thác hiệu quả đầu máy theo đúng biểu đồ chạy tàu, đảm bảo chạy tàu đúng giờ, an toàn, tiết kiệm nhiên liệu;
- Tự giác chấp hành các quy định của nghề, gương mẫu để đồng nghiệp noi theo;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc lưu động;
- Hướng dẫn, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lái tàu;
- Phụ lái tàu;
- Sửa chữa đầu máy;
- Trực ban đầu máy;
- Kỹ thuật vận dụng.
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Lái tàu đường sắt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|