Giới thiệu
Khai thác máy tàu thủy trình độ cao đẳng là nghề khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực trên tàu thủy, thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trong buồng máy và trên boong tàu, xử lý các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành trang thiết bị trên tàu, thực hiện các nghiệp vụ về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học nghề Khai thác máy tàu thủy làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp liên quan đến tàu biển hoặc tại các khu công nghiệp.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.025 giờ (tương đương 84 tín chỉ).
Chương trình đào tạo
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên, vai trò điều kiện làm việc của những chi tiết trong hệ thống máy tàu thuỷ;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên, vai trò điều kiện làm việc của những chi tiết trong hệ thống máy tàu thuỷ;
- Mô tả được điều kiện làm việc của máy móc, thiết bị trong hệ thống máy tàu thuỷ để khai thác có hiệu quả và an toàn;
- Giải thích được các bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật, các nội dung văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng, đầy đủ liên quan đến thiết bị kỹ thuật trong các hệ thống năng lượng tàu thuỷ;
- Thuyết trình được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị tàu thuỷ thuộc bộ phận máy quản lý;
- Giải thích được chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy làm việc trên tàu thuỷ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải Việt nam;
- Giải thích được các quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Cục Hàng hải Việt Nam về An toàn cho người đi biển, bảo vệ môi trường biển;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành, khai thác động cơ Diesel và các máy móc, thiết bị phụ tàu thủy;
- Giải thích được nội dung các quy trình tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa, kiểm tra điều chỉnh máy móc, thiết bị trong các hệ thống máy tàu thủy;
- Giải thích được các hư hỏng thường gặp của chi tiết và hệ thống máy tàu, đề xuất được các phương án xử lý, sửa chữa hợp lý;
- Giải thích được mục đích của từng công việc trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và máy móc của các hệ thống trong hệ động lực tàu thuỷ;
- Trình bày được cách sử dụng các phần mềm mô phỏng ngành khai thác máy;
- Trình bày được cách sử dụng các chương trình tự động điều khiển hệ thống, thiết bị buồng máy;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Tổ chức điều hành một phần bộ phận máy làm việc trong các điều kiện đặc biệt khó khăn (sự cố, sóng gió, ...);
- Tổ chức được làm việc theo nhóm và hướng dẫn các thợ máy tàu thuỷ có trình độ nghề thấp hơn (trung cấp, sơ cấp);
- Tổ chức và điều hành sản xuất theo nhóm;
- Đào tạo, kèm cặp được thợ bậc thấp;
- Thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy (trực ca, bảo dưỡng - sửa chữa);
- Vận hành chuẩn xác theo các quy trình hướng dẫn vận hành cho các máy, tổ hợp và các hệ thống cụ thể mà bộ phận máy tàu đảm nhiệm;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nghề;
- Bảo dưỡng, sửa chữa đúng kỹ thuật máy móc, thiết bị máy tàu thuỷ;
- Đánh giá với độ chính xác cao tình trạng kỹ thuật của từng cụm, chi tiết trong các hệ thống máy tàu thuỷ để khai thác chúng an toàn, hiệu quả cao;
- Xác định được nguyên nhân và vị trí hư hỏng. Tổ chức xử lý sự cố trong khai thác (vận hành, sửa chữa) máy tàu thuỷ;
- Thực hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải , an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
- Sử dụng được các phần mềm mô phỏng ngành khai thác máy;
- Vận hành,khai thác được các chương trình tự động điều khiển hệ thống, thiết bị buồng máy;
- Thực hiện được các biện pháp an toàn, vệ sinh công nghiệp trên tàu thuỷ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;
- Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ tài sản, tiết kiệm vật liệu, vật tư, đấu tranh chống lại sai phạm;
- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu thủy (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);
- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;
- Có ý thức an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Khai thác thiết bị hệ động lực chính tàu thủy;
- Khai thác thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy;
- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị động lực chính tàu thủy;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy;
- Trực ca buồng máy;
- Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải;
- Phòng chống ô nhiễm môi trường;
- Nhận và quản lý vật tư, nhiên liệu;
- Khai thác các trang thiết bị trên tàu chuyên dùng.
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Khai thác máy tàu thủy trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|