Giới thiệu
Điều khiển tàu biển trình độ trung cấp là ngành, nghề vận hành và sử dụng các hệ thống, trang thiết bị trên tàu, thiết bị hỗ trợ hàng hải, các Bộ luật liên quan đến ngành Điều khiển tàu biển cũng như các quy định của Việt Nam và quốc tế nhằm đảm bảo an toàn, an ninh cho tàu, người và hàng hoá, đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường biển trong suốt quá trình hoạt động, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề Điều khiển tàu biển là một trong những nghề quốc tế, năng lực hành nghề phải đáp ứng đầy đủ quy định của Công ước quốc tề về Tiêu chuẩn huấn luyện, chứng chỉ và trực ca. Người học sau khi tốt nghiệp ngoài việc được cấp Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp sẽ phải tham gia các khóa huấn luyện để được cấp các chứng chỉ huấn luyện theo quy định của Công ước. Khi bắt đầu làm việc trên tàu biển, bắt buộc phải thực hiện đảm nhiệm từ chức danh thấp nhất là thủy thủ trực ca, sau thời gian làm việc theo quy định, khi đủ các điều kiện về thời gian, chứng chỉ huấn luyện sẽ được bố trí các chức danh cao hơn.
Để hành nghề, người học phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với công việc theo chức danh đảm nhiệm. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.500 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Chương trình đào tạo
- Giải thích được các nội dung cơ bản về luật pháp và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia khi hoạt động khai thác tàu tại vùng biển quốc tế và nước ngoài;
- Mô tả được các loại dây được sử dụng trên tàu biển và trình bày được cách sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng các loại dây đó;
- Trình bày được về kỹ thuật gõ gỉ, kỹ thuật bảo quản thiết bị trên boong, bảo quản vỏ tàu;
- Trình bày được công tác chuẩn bị trước khi điều động tàu, công tác lái tàu và công tác cảnh giới trong khi điều động tàu;
- Trình bày được công tác trực ca để duy trì ca trực an toàn;
- Mô tả được trình tự xác định phương hướng trên biển, vị trí tàu và lập kế hoạch tuyến đường, xác định sai số la bàn bằng địa văn;
- Trình bày được về hàng hoá vận tải biển để triển khai việc làm hàng, chằng buộc, cố định hàng hóa;
- Trình bày được về cách thu bản đồ, bản tin thời tiết và các thông tin khí tượng hàng hải;
- Giải thích được một số nội dung liên quan về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để dẫn tàu an toàn;
- Mô tả được các phương pháp hỗ trợ để điều động tàu trong mọi điều kiện;
- Trình bày được các biện pháp thực hiện khi gặp tình hướng nguy cấp xảy ra;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Thực hiện được các quy định về an toàn phương tiện, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
- Lập được kế hoạch công việc bảo quản, bảo dưỡng cho bộ phận boong;
- Thực hiện được công tác thuỷ nghiệp, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị ngành boong và vỏ tàu;
- Xác định được vị trí tàu trong các điều kiện khác nhau bằng Địa văn, La bàn từ, trang thiết bị Hàng hải, ứng dụng các phương tiện, công cụ hiện đại trong xác định vị trí tàu và xác định sai số la bàn;
- Sử dụng được thiết bị thu các bản tin thời tiết;
- Vận hành, khai thác, bảo dưỡng được các trang thiết bị Hàng hải như: radar, máy thu GPS, la bàn từ, la bàn điện, máy đo sâu, tốc độ kế, máy lái tự động, các hệ thống báo động, báo động an ninh, thiết bị thông tin lên lạc … để dẫn tàu an toàn trong mọi tình huống;
- Dẫn tàu được trên biển trong điều kiện ngoại cảnh bình thường;
- Hỗ trợ điều động được tàu ra vào cầu, neo tàu, buộc tàu cũng như hành hải an toàn trong mọi điều kiện thời tiết;
- Điều khiển từ xa được các hoạt động của buồng lái, hệ thống động lực máy;
- Thực hiện được các thủ tục, quy trình, công việc trực ca buồng lái, trực ca khi tàu neo, tàu làm hàng;
- Lựa chọn được thông tin và tài liệu để lập được kế hoạch tuyến đường;
- Tu chỉnh, ghi chép được các ấn phẩm hàng hải, hải đồ, các loại nhật ký ngành boong;
- Thực hiện được thủ tục xuất, nhập cảnh khi tàu chạy tuyến quốc tế;
- Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ trong tình huống nguy cấp;
- Thực hiện được các quy trình của Hệ thống quản lý an toàn của chủ tàu;
- Thực hiện được nhiệm vụ an ninh trên tàu;
- Vận dụng được Bộ luật Hàng hải, các công ước Quốc tế về Hàng hải để thực hiện nhiệm vụ theo chức danh trên tàu;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động hàng hải;
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường biển;
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị, vật tư trên tàu.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thủy thủ trực ca OS;
- Thủy thủ trực ca AB;
- Thủy thủ phó;
- Thủy thủ trưởng;
- Thuyền phó 3 hạng tàu dưới 500GT;
- Thuyền phó 2 hạng tàu dưới 500 GT;
- Đại phó hạng tàu dưới 500GT;
- Thuyền trưởng hạng tàu dưới 500GT.
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điều khiển tàu biển trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|