Giới thiệu
Công nghiệp in là một nghề sản xuất dịch vụ đặc biệt, tồn tại hầu hết các quốc gia và phát triển mạnh ở một số nước. Sản phẩm của ngành in bao gồm: sách, báo, tạp chí, lịch, cataloge, tem nhãn, bao bì hàng hóa và các loại giấy tờ đặc biệt.v.v. Ngành công nghiệp in có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và kinh tế của đất nước. Ngành in Việt Nam không chỉ phục vụ hoạt động chính trị xã hội, mà còn là một ngành sản xuất tham gia vào chuỗi giá trị của nhiều ngành kinh tế khác, là một ngành sản xuất phụ trợ rất phát triển và hiệu quả.
Công nghệ in (còn gọi là kỹ thuật in) là quá trình sử dụng các máy in để in ra các tờ in, sau đó tờ in được gia công tiếp theo để thành sản phẩm hoàn chỉnh in theo yêu cầu của khách hàng. Công nghệ in (vận hành máy in) sử dụng các máy móc, thiết bị phần lớn đều tự động, được sản xuất tại các nước công nghiệp tiên tiến.
Sau khi kết thúc chương trình học, người học trở thành nhân viên kỹ thuật in (vận hành máy in) tại các doanh nghiệp in. Nơi làm việc là các cơ sở in, bao bì. Điều kiện làm việc trong môi trường sạch sẽ, ít bị ô nhiễm, không quá nặng nhọc, nhưng đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác và có tính trách nhiệm cao trong công việc và xã hội. Khi ra trường người học có thể làm việc theo một trong các vị trí việc làm: Vận hành máy in offset; Vận hành máy in flexo.
Khối lượng kiến thức tối thiểu 1.425 giờ, tương đương 58 tín chỉ
Chương trình đào tạo
Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định”
Trình bày và hiểu rõ các thông số ghi trong phiếu sản xuất, maket sản phẩm, maket sản xuất in;
- Trình bày và vận dụng được sự tổng hợp màu sắc và ứng dụng của nó trong quá trình in phục chế hình ảnh (tách màu; in màu; pha mực màu…)
- Trình bày được thành phần cấu tạo và tính chất cơ bản của một số nguyên vật liệu sử dụng chính trong ngành in: Giấy in; Màng mỏng polymer và màng tráng kim (Metalize); Mực in và dung môi pha mực;
- Mô tả được đặc điểm, cấu tạo của các loại khuôn in offset và flexo;
- Hiểu và diễn giải được công nghệ sản xuất in gồm: Trước in (Prepress) - In (Press) - Sau in (Postpress)
- Mô tả được nguyên lý cấu tạo, hoạt động của máy in offset, in flexo;
- Trình bày và vận dụng được quy trình công nghệ để thiết lập quy trình sản xuất bằng phương pháp in offset và in flexo;
- Trình bày được các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá, kiểm tra chất lượng tờ in và sản phẩm in;
- Trình bày được các yêu cầu an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy cơ bản khi làm việc ở nhà máy in.
Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.”.
- Đọc, giải thích được nội dung của phiếu sản xuất, thông tin của maket sản phẩm và maket sản xuất;
- Lập, lựa chọn được phương án sản xuất và các thiết bị sử dụng;
- Triển khai được kế hoạch sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng, sử dụng vật liệu và thiết lập các thông số kỹ thuật phù hợp trong sản xuất in;
- Cài đặt các thông số và vận hành được các loại máy in thường sử dụng;
- Chuẩn bị được vật tư (giấy, màng mỏng, mực, hóa chất…) dùng trong vận công nghệ in;
- Pha được mực màu theo mẫu từ mực màu cơ bản;
- Lắp được cuộn giấy và luồn băng giấy qua các cụm in theo cách in của sản phẩm trên máy in giấy cuộn;
- Lắp được bản in lên máy, in thử lấy tay kê;
- Tính toán để thiết lập và cách điều chỉnh được áp lực in;
- Thực hiện được quy trình công nghệ để tạo ra tờ in trên các loại máy in offset và in flexo thông dụng;
- Xử lý được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình in offset và in flexo.
Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm giải quyết công việc, vấn đề cơ bản trong điều kiện làm việc thay đổi trong sản xuất in;
Thực hiện được việc hướng dẫn giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Chủ động, nghiêm túc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Sau khi học xong chương trình trung cấp công nghệ in (Vận hành máy in), người lao động có thể làm các vị trí sau:
Vận hành máy in offset;
- Vận hành máy in flexo.
Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ in trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhập những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp./.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|