Giới thiệu
Chăn nuôi trình độ cao đẳng là nghề sản xuất tạo ra các loại sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc chủ yếu của nghề bao gồm: Tư vấn thiết kế chuồng trại, hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi; sản xuất kinh doanh chăn nuôi; lập kế hoạch, quản lý, điều hành các trang trại chăn nuôi và các nhiệm vụ khác liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi.
Người làm nghề chăn nuôi thường làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu; công ty chăn nuôi; công ty giống vật nuôi; công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi; cơ sở ấp trứng gia cầm; kinh doanh thức ăn chăn nuôi; các trang trại chăn nuôi; các hợp tác xã chăn nuôi; tự tạo việc làm; các cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác có liên quan đến chăn nuôi.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2055 giờ, tương đương 75 tín chỉ.
Chương trình đào tạo
- Mô tả được cấu trúc và chức năng sinh lý của các tổ chức, cơ quan bộ phận trong cơ thể động vật;
- Trình bày được các yêu cầu khi chọn địa điểm, kiểu chuồng nuôi;
- Trình bày được các bước thiết kế một chuồng trại chăn nuôi;
- Trình bày được nguyên lý, phương pháp và các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi;
- Trình bày được nguyên lý và phương pháp bố trí các dụng cụ, trang thiết bị chuồng nuôi và trại chăn nuôi;
- Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm và khả năng sản xuất của từng loại vật nuôi;
- Trình bày được phương pháp giám định, chọn lọc và nhân giống vật nuôi;
- Trình bày được các điều kiện để khai thác tinh dịch, phối giống;
- Mô tả được các bước thực hiện công việc truyền tinh nhân tạo cho gia súc, gia cầm;
- Trình bày được tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm;
- Trình bày được đặc điểm và cách sử dụng các loại thức ăn, phương pháp chế biến, phương pháp phối hợp khẩu phần ăn, phối trộn thức ăn, bảo quản và quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Trình bày được các bước công việc tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng thức ăn;
- Trình bày được cách sử dụng một số chất phụ gia và thức ăn bổ sung, bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi;
- Trình bày được quy trình trồng và chăm sóc cây thức ăn chăn nuôi;
- Trình bày được kỹ thuật sử dụng một số chế phẩm vi sinh vật hữu ích ứng dụng vào chế biến thức ăn và xử lý môi trường chăn nuôi;
- Trình bày được các bước công việc trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm và động vật khác);
- Trình bày được quy trình phòng và phương pháp chẩn đoán, trị bệnh một số bệnh thường gặp ở vật nuôi;
- Trình bày được nguyên lý, các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi trách ô nhiễm môi trường;
- Trình bày được các bước công việc thực hiện quy trình ấp trứng nhân tạo gia cầm;
- Trình bày được các bước công việc thực hiện quy trình bảo quản, sơ chế một số sản phẩm chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Mô tả được các bước công việc thực hiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi và dụng cụ, thiết bị chăn nuôi;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Tư vấn thiết kế được chuồng trại chăn nuôi phù hợp với các phương thức và quy mô chăn nuôi theo TVCN;
- Bố trí, xắp sếp được các dụng cụ, trang thiết bị trong chuồng nuôi khoa học và đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Giám định, chọn lọc và nhân được giống vật nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật giống vật nuôi theo TVCN;
- Xây dựng và phối trộn được khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các loại vật nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật theo TCVN;
- Thực hiện được các bước công việc sản xuất, chế biến, bảo quản, sử dụng và quản lý thức ăn chăn nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được các bước công việc trong quy trình trồng và chăm sóc cây thức ăn chăn nuôi;
- Tổ chức và thực hiện được các bước công việc trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được việc theo dõi khả năng tiêu tốn thưc ăn đối với gia súc, gia cầm;
- Lập được quy trình phòng bệnh cho đàn vật nuôi đạt hiệu quả;
- Thực hiện trợ sản được cho gia súc cái đẻ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được việc theo dõi sức khoẻ ban đầu đối với đàn gia súc, gia cầm nhằm phát hiện trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý khi cần thiết;
- Thực hiện được công việc chẩn đoán và điều trị được một số bệnh thường gặp ở vật nuôi;
- Thực hiện được các bước công việc huấn luyện đực giống; khai thác, kiểm tra đánh giá chất lượng, pha chế, bảo quản tinh dịch; truyền tinh nhân tạo; chẩn đoán có thai và đỡ đẻ cho gia súc đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Tổ chức và thực hiện được các bước công việc trong quy trình kỹ thuật sơ chế, bảo quản sản phẩm chăn nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường chăn nuôi và ứng dụng một số kỹ thuật, công nghệ trong xử lý chất thải chăn nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Tổ chức và thực hiện được các hoạt động kinh doanh thức ăn, giống vật nuôi, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi đạt hiệu quả;
- Sử dụng được các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển;
- Tư vấn và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi đạt hiệu quả;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;
- Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước cơ quan, doanh nghiệp và chính quyền nơi mình công tác;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc và vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác trong nhóm;
- Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;
- Thích nghi tốt với những môi trường làm việc khó khăn, vất vả;
- Luôn hoàn thành tốt những công việc thường xuyên được giao.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tư vấn thiết kế chuồng trại chăn nuôi;
- Sản xuất giống vật nuôi;
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Khai thác, pha chế và bảo quản tinh dịch;
- Thụ tinh nhân tạo;
- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi;
- Ấp trứng nhân tạo;
- Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giống và dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăn nuôi trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|