Nhóm tố chất 2: Ngôn ngữ

06/11/2020 in Hướng nghiệp, Khám phá bản thân, Khám phá tố chất - kỹ năng

Trí thông minh Ngôn ngữ (linguistic – LI)

1.Khái niệm trí thông minh Ngôn ngữ

Trí thông minh ngôn ngữ chính là  khả năng nói và viết, khả năng học và  sử  dụng  ngôn ngữ  hiệu quả nhất, để đạt  được mục tiêu. Trí thông minh này bao  gồm cả khả năng sử dụng ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói bằng hùng biện hoặc thông qua thi ca; hoặc khả năng nhớ thông tin thông qua ngôn ngữ.

2. Biểu hiện của trí thông minh Ngôn ngữ

– Với tố chất xử lý ngôn ngữ mạnh, bạn thường thể hiện khả năng ăn nói tốt, được mọi người nhận định là người hoạt ngôn hay dễ chia sẻ. Do vậy, bạn thường được chọn làm MC cho những sự kiện, hay khi tham gia những buổi tiệc thì bạn cũng sẽ là người hay bắt chuyện với người khác và có tốc độ giao tiếp kết bạn mới nhanh. Với khả năng trò chuyện mạnh, bạn có cho mình nhiều mối quan hệ xung quanh.

– Bạn cũng rất hay quan tâm hay khó chịu với những người phát âm sai, nói ngọng, hoặc rất nhạy cảm với những lỗi chính tả trong các văn bản bạn đọc được. Bạn cũng quan tâm đến lỗi chính tả hay ngữ pháp trong các văn bản hoặc những bình luận trên mạng xã hội.

– Khả năng xử lý ngôn ngữ mạnh cũng khiến bạn có sự nhạy cảm với các cấu trúc, chức năng và ý nghĩa của cả các ngôn ngữ khác thuộc hệ tượng thanh (Anh, Đức, Pháp, Ý, Latin,..), dễ dàng trong việc biên tập ngôn ngữ và học ngôn ngữ mới một cách nhanh chóng. Bạn sử dụng đúng từ hoặc thi thoảng sẽ sử dụng những lối nói ẩn dụ, chơi chữ, và cũng hay sáng tạo ra từ mới để bộc lộ chính xác cảm xúc hay ý tứ mình muốn.

3. Hướng nghiệp cho nhóm Ngôn ngữ

– Kỹ năng nghề nghiệp của người thông minh ngôn ngữ thường thiên về: nói chuyện, kể chuyện, hùng biện, thông tin, hướng dẫn, viết, nói, sử dụng ngoại ngữ, phiên dịch, biên dịch, giảng dạy, thảo luận, tranh luận, nghiên cứu, nghe, sao chép, đọc, biên tập…

– Ngành nghề thích hợp của nhóm người này gồm: thủ thư, chuyên viên lưu trữ văn thư, phụ trách bảo tàng, biên tập viên, biên dịch, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhà văn, phát thanh viên, nhà báo, cố vấn pháp lý, luật sư, thư ký, nhân viên đánh máy, giáo viên dạy ngoại ngữ.

4.Làm thế nào để phát triển triển khả năng Ngôn ngữ?

– Chơi các trò chơi ngôn từ (trò chơi đảo ngữ, xếp chữ, ô chữ, câu đố…)

– Tham gia câu lạc bộ sách; thường xuyên đến thư viện, nhà sách…, đọc bất cứ thứ gì mà bạn thích. Tham gia hội nghị các nhà văn, hội thảo về viết văn; các diễn đàn văn, sách báo…

– Hãy đọc mỗi tuần một cuốn sách và tạo dựng cho mình một thư viện riêng.

– Hãy nghe băng ghi âm của các diễn giả nổi tiếng, các nhà thơ và những người kể chuyện hoặc bạn cũng có thể tự ghi âm để nghe lại lời nói của mình.Nghe băng ghi âm về những tác phẩm văn học những khi rảnh rỗi.

– Dành thời gian thường xuyên nói chuyện với gia đình và bạn bè.

– Hãy quan tâm, chú ý đến các kiểu nói khác nhau của những người khác nhau mà bạn thường gặp hàng ngày (như hình thái ngôn ngữ, cách sử dụng tiếng lóng, ngữ điệu, từ vựng…)

– Hãy có một cuốn nhật ký bên mình, hàng ngày viết lại bất cứ điều gì có trong trí của bạn, các ý tưởng mà bạn vừa nghĩ ra.  

– Đánh dấu những từ ngữ mới mà bạn bắt gặp khi đọc sách để tìm hiểu chúng.

– Ghi nhớ, học thuộc tất cả các bài thơ, hoặc những đoạn văn xuôi nổi tiếng và mỗi ngày hãy sử dụng thêm một từ mới.

– Học ngoại ngữ là cách để phát triển trí thông minh ngôn ngữ. (Bạn có thể tìm các khóa học ngoại ngữ tiếng Anh/ hoặc ngoại ngữ khác ở trường, trung tâm, thư viện, web…)

 

 

5/5 - (176 bình chọn)

Nhóm tố chất 1: Trí thông minh tư duy Logic/Toán (logic/mathematical – LO)

06/11/2020 in Khám phá tố chất - kỹ năng

Trí thông minh tư duy Logic/Toán (logic/mathematical – LO)

Trí thông minh Tư duy logic- toán học là gì?

Trí thông minh logic –  Toán học bao gồm khả năng phân  tích các vấn đề một cách logic, thực hiện các hoạt động liên  quan đến toán học tốt, xem xét các vấn đề một cách khoa học.

Biểu hiện của trí thông minh Tư duy logic – toán học

– Bạn là người có khả năng suy nghĩ logic, hiểu được các khái niệm liên quan đến toán học để đi đến những kết luận chính xác. Những cá nhân trong nhóm tố chất này thường có khả năng nhạy bén, vốn từ vựng đa dạng, nhanh nhạy trong các phép tính toán và mô hình toán học. Đặc biệt, những người có tố chất Logic thể hiện khả năng hiểu và tiếp thu rất nhanh số liệu tính toán trong các nhiệm vụ được giao.

Trong những nhiệm vụ có liên quan đến số liệu, nhóm Logic, được coi là có năng lực toán học bẩm sinh, có thể dễ dàng được nhận ra với việc bộc lộ khả năng tính toán số nhanh chóng với các phép tính đơn giản như cộng trừ nhân chia (liên quan đến bộ nhớ tạm thời và tốc độ nhận thức), hay xử lý, hiểu được các chuỗi lập luận dài và đa dạng.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng trong những cuộc thảo luận, bạn thường sẽ đưa ra các lý thuyết và dẫn chứng số liệu một cách logic, với một mạch lập luận chặt chẽ để thuyết phục mọi người. Điều này có thể giúp bạn rất nhiều trong những tình huống cần thiết phải nhanh chóng nhận ra những quy luật ẩn sau những con số, và có được quyết định đúng đắn một cách khách quan.

Hướng nghiệp cho nhóm Tư duy Logic – Toán học

Kỹ năng nghề nghiệp thể hiện ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghiên cứu kinh tế, đưa ra giả thuyết, ước lượng, kế toán, tính toán, đếm, sử dụng số liệu, kiểm toán, suy luận, phân tích, hệ thống hóa, phân loại, sắp xếp thứ tự.

Ngành nghề thích hợp: kiểm toán viên, kế toán, đại lý kinh doanh, người ký nhận thanh toán, nhà toán học, nhà khoa học, chuyên viên thống kê, chuyên gia phân tích máy tính, chuyên gia kinh tế, kỹ thuật viên, nhân viên kế toán, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên.

Làm thế nào để phát triển triển trí thông minh Tư duy Logic – Toán học?

  • Chơi các trò chơi Logic – Toán học, giải các câu đố logic và các vấn đề về trí não: Mua những cuốn sách về các câu đố hoặc vào trang web có các bài toán vui và câu đố hóc búa…, rồi tự mình hoặc cùng bạn bè giải đố.
  • Thực hành các tính toán đơn giản mà không dùng máy tính (bạn có thể sử dụng giấy bút khi đã tính xong để kiểm tra lại kết quả). Nếu nhận thấy mình có thể tính nhẩm dễ dàng, hãy luyện các bài toán khó hơn.
  • Thảo luận cùng gia đình, bạn bè… về toán học, về các khái niệm hoặc các sự kiện khoa học.
  • Học một ngôn ngữ máy tính như Basic, Pascal… Nếu bạn thích, hãy học ngôn ngữ máy tính HTML hay Java để tạo trang web cho mình.
  • Tham gia khóa học cơ bản về khoa học hoặc Toán học ở trường ĐH, bạn cũng có thể mua sách hướng dẫn tự học
  • Đọc báo hằng ngày về các mục kinh doanh, tìm hiểu các khái niệm về tài chính và kinh tế mà bạn chưa biết rõ. Đọc những khám phá và những tìm tòi về khoa học hoặc toán học nổi tiếng.
  • Đến tham quan một phòng thí nghiệm hoặc môi trường có sử dụng toán học hoặc các khái niệm toán học. Thăm các bảo tàng khoa học, nhà mô hình vũ trụ, bể nuôi sinh vật biển, viện nghiên cứu, hoặc các trung tâm khoa học khác.Học cách sử dụng “phương pháp thử và sai” trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến toán học.
  • Xem các chương trình (truyền hình), các phim tài liệu về khoa học và toán học.
  • Chú ý những khái niệm khoa học, các biểu thức toán học không quen thuộc mà bạn tìm thấy trong lúc đọc sách. Và tìm lời giải thích trong sách giáo khoa hoặc từ những người am hiểu về các vấn đề đó. Không tránh né những vấn đề có liên quan đến toán học mà bạn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
  • Nhận xét và xác định các nguyên lý khoa học đang diễn ra xung quanh bạn. Tìm hiểu các ý tưởng toán học và khoa học được sử dụng như thế nào trong cuộc sống.
  • Hãy kiếm một kính thiên văn, kính hiển vi hoặc công cụ khuếch đại khác và sử dụng nó để khám phá thế giới chung quanh bạn.
  • Hãy dạy toán hoặc các khái niệm khoa học khác cho người nào đó ít hiểu biết hơn bạn về mặt này.
5/5 - (132 bình chọn)

Nghiệp vụ: C (Conventional) – Đặc điểm tính cách và ngành nghề, môi trường làm việc

23/10/2020 in Hướng nghiệp, Khám phá bản thân, Mật mã Holland - RIASEC

NHÓM NGHIỆP VỤ
Kiểu người thận trọng, nề nếp – nghiệp vụ quy củ (ký hiệu NV)
1. Đặc điểm.

Những người ở nhóm nghiệp vụ có sở thích và có khả năng làm việc ở văn phòng, làm các công việc sổ sách như các ngành nghề về văn thư, hành chính, tài vụ, bưu điện, tiếp tân….
Nhóm nghề này đòi hỏi phải có hoạt động giao tiếp với nhiều người, với nhiều công việc, có nghiệp vụ, được huấn luyện từ trung cấp đến đại học trong doanh nghiệp, trong hoạt động phục vụ công cộng…

Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Nền nếp – thận trọng
– Lĩnh hội diễn tả ngôn từ lịch sự, hấp dẫn, rõ ràng.
– Thận trọng nhưng nhanh nhẹn.
– Ứng xử kịp thời, siêng năng.
– Hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hoá, nghệ thuật…
– Hiểu rõ người đối thoại.
– Làm việc ngăn nắp, điều độ, không nhầm lẫn.
– Có trí nhớ tốt.
– Tự tin, biết điều tiết, kiềm chế.
– Có khả năng hoạt động độc lập.
– Giỏi ngoại ngữ và tâm lí ứng xử.
– Xử lí thông tin tốt.

2. Môi trường làm việc tương ứng. 
Môi trường làm việc mang tính chất giao tiếp sự việc với nhiều người, nhiều công việc, đòi hỏi có tính nghiệp vụ như lưu trữ văn thư, kế toán, tài chính, tín dụng…
Nghề phù hợp điển hình: nhân viên ngân hàng, kế toán, thư kí văn phòng, biên tập viên…
Chống chỉ định:
– Bệnh lao, bệnh truyền nhiễm.
– Dị tật, nói ngọng, điếc.
3. Các ngành nghề đào tạo. 
Thư kí, nhân viên lưu trữ, thư viện, nhân viên văn phòng, chuyên viên thuế, thủ quỹ, kế toán viên, tiếp tân, bưu điện, nhân viên ngân hàng…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường đại học vùng, Trung ương.

5/5 - (193 bình chọn)

Quản lý: E (Enterprising) – Đặc điểm tính cách và ngành nghề, môi trường làm việc

23/10/2020 in Hướng nghiệp, Khám phá bản thân, Mật mã Holland - RIASEC

NHÓM QUẢN LÝ
Kiểu người chủ động uy quyền – dựng nghiệp quản lý (ký hiệu QL)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm quản lí có sở thích và khả năng làm việc thiên về ra lệnh cho người khác và lãnh đạo một nhóm người hay cả một tập thể lớn. Nghề thuộc nhóm này mang tính chất quản lí như công an, sĩ quan, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ, quản lí chuyên nghiệp, điều hành hoạt động hệ thống có tầm cỡ ảnh hưởng rộng lớn với nhiều con người, nhiều vấn đề ở cấp kinh tế, vĩ mô.
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Chủ nghĩa – Uy quyền:
– Nhà quản trị theo quan niệm mới, tránh đặc quyền, độc quyền.
– Trí tuệ là một quyền lực.
– Tính cách cương nghị, biểu hiện từ vóc dáng đến tư thế đi đứng, ăn nói.
– Là người có kĩ năng sống: hài hòa, thích ứng, sáng suốt, tỉnh táo, có hệ thần kinh vững , bình tĩnh xét đoán tình hình, đối tượng, có trí nhớ tốt, tập trung sâu, bền vững.
Đòi hỏi phải có các kĩ năng:
– Kiến tạo tổ chức.
– Xây dựng giá trị mới cho tổ chức.
– Tạo ra động lực hoạt động.
– Không ngừng tự giáo dục và giáo dục thuộc cấp, xây dựng tổ chức học tập.
2. Môi trường làm việc tương ứng. 
Môi trường làm việc mang tính chất quản lí, lãnh đạo, ra lệnh cho người khác và thực hiện các chức năng:
– Điều hành chung.
– Chủ trì sản xuất.
– Điều phối thông tin, chiến lược giao tiếp.
– Giám sát từng giai đoạn; trợ giáo.
– Tạo điều kiện hòa hợp và hội nhập.
Nghề phù hợp điển hình: nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hiệu
trưởng, luật sư…
3. Các ngành nghề đào tạo. 
Công an, sĩ quan quân đội, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ, chủ doanh nghiệp, chuyên viên PR (pi-a), quản lí khách sạn, bếp trưởng khách sạn cao cấp, quản lí giáo dục các cấp…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên toàn quốc.

5/5 - (70 bình chọn)

Xã hội: S (Social) – Đặc điểm tính cách và ngành nghề, môi trường làm việc

23/10/2020 in Hướng nghiệp, Khám phá bản thân, Mật mã Holland - RIASEC

NHÓM XÃ HỘI
Kiểu người linh hoạt, quảng giao – phục vụ xã hội (ký hiệu XH)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm xã hội có sở thích và có khả năng làm việc, giao tiếp người với người, thích đi đây, đi đó. Cùng trong nhóm này là giáo viên, tư vấn viên, bác sĩ, luật sư…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Quảng giao – Linh hoạt:
– Có khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch.
– Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi.
– Sáng tạo, linh hoạt, thông minh.
– Tuyệt đối tôn trọng ý kiến thân chủ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Lịch thiệp.
– Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt.
– Tôn trọng mọi người.
– Sức khỏe tốt, bền bỉ.
– Có tính sáng tạo.
– Tinh thần phục vụ tự nguyện.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Làm các công việc trong môi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao tiếp với người khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện, chỉ dẫn người khác.
Nghề phù hợp điển hình: sư phạm, y khoa, dược khoa, luật sư, tâm lí – giáo dục, du lịch, xã hội học…
Chống chỉ định đối với những người mắc các bệnh sau:
– Lao.
– Thiếu máu.
– Tâm thần không ổn định.
– Bệnh truyền nhiễm.
3. Các ngành nghề đào tạo.
Giáo viên các cấp, tư vấn viên, bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, nhân viên các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, luật sư, huấn luyện viên, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ Hội Phụ nữ, nhân viên khách sạn/ Resort…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường đại học vùng và Trung ương.

4.5/5 - (112 bình chọn)

Nghệ thuật: A (Artistic) – Đặc điểm tính cách và ngành nghề, môi trường làm việc

23/10/2020 in Hướng nghiệp, Khám phá bản thân, Mật mã Holland - RIASEC

NHÓM NGHỆ THUẬT
Kiểu người sáng tạo, tự do, văn học, nghệ thuật (ký hiệu NT)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm nghệ thuật rất thích và có khả năng làm việc thiên về tính chất nghệ thuật như văn chương, vẽ, thiết kế mỹ thuật, đạo diễn, nghệ sĩ…
Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhóm này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ…
Khả năng của người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Sáng tạo – Tự do:
– Sáng tạo, linh hoạt và thông minh.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Tinh thần phục vụ tự nguyện.
– Có tính tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể.
– Có khả năng sống thích ứng.
– Diễn tả ngôn từ lịch sự, rõ ràng.
– Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính trị.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ công mĩ nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chương trình.
Nghề phù hợp điển hình: viết văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa.), hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc hay nhà thiết kế mẫu, giảng viên văn học…
Chống chỉ định:
– Bệnh lao, truyền nhiễm.
– Dị tật, nói ngọng, điếc.
3. Các ngành nghề đào tạo.
Nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, chèo, cải lương, tuồng…) thợ thủ công mỹ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm sứ, chạm bạc…), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời trang, kiến trúc sư…
Hiện nay,có tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên toàn quốc.

4.7/5 - (147 bình chọn)

Nghiên cứu: I (Investigative) – Đặc điểm tính cách và ngành nghề, môi trường làm việc

23/10/2020 in Mật mã Holland - RIASEC

Độc lập – sâu sắc – ham hiểu biết (ký hiệu NC)

1. Đặc điểm

Những người thuộc nhóm này có khả năng phân tích, nghiên cứu rất sâu một vấn đề phức tạp. Họ luôn thích khám phá, tìm tòi, điều tra và tò mò về mọi thứ xung quanh đến mức phải tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân của chúng. Thường họ là những người hướng nội, không thích giao tiếp rộng.

  • Đặc điểm nổi bật
  • Có kỹ năng phân tích
  • Điềm tĩnh khi giải quyết công việc
  • Có thể tin tưởng khi giao việc
  • Tò mò
  • Suy nghĩ độc lập
  • Hiểu biết rộng
  • Có óc sáng tạo
  • Làm việc logic
  • Chính xác
  • Sẵn sàng nhận công việc được phân công
  • Được công nhận và kiến thức
  • Đóng góp kiến thức mới vào một lĩnh vực
  • Thể hiện trình độ kỹ năng cao
  • Thực hiện vấn đề phức tạp và nhiệm vụ đòi hỏi cao.

2. Môi trường làm việc tương ứng

Thường sẽ thoải mái khi làm những công việc nào phải tiếp xúc với sách vở, nghiên cứu, phòng thí nghiệm. Các em thích các ‘hoạt động ý tưởng’ liên quan đến quy trình suy nghĩ nội tại (intrapersonal) như chế tạo, khám phá, diễn giải, tổng hợp các trừu tượng hoặc triển khai ứng dụng các trừu tượng. Ví dụ: các nhà khoa học, nhạc sĩ và triết gia làm việc chủ yếu với những ý tưởng.

Vì những đặc điểm đã nhắc đến ở trên, những em nào có khả năng và sở thích tự nhiên thuộc nhóm Nghiên cứu rất phù hợp với các chương trình đào tạo một trong hai lĩnh vực sau: khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội.

3. Các ngành nghề đào tạo phù hợp.

Trong khối khoa học tự nhiên, các em sẽ hợp với các ngành học liên quan đến Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Công nghệ Y khoa, Chẩn đoán Y khoa & Điều trị, và Khoa học Xã hội. Một số ngành học cụ thể bao gồm

  • Kiến trúc, kỹ sư cơ khí, kỹ thuật viên trong các lĩnh vực khác nhau
  • Sinh vật học, công nghệ thực phẩm, địa chất học, vật lí học
  • Dinh dưỡng học, nhãn khoa, dược, nha khoa, y tá, thú y
  • Nhân chủng học, tội phạm học, khoa học chính trị, tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, ngôn ngữ học [1]

Khi bước chân vào thị trường lao động, các em thường sẽ thoải mái khi làm những công việc nào phải tiếp xúc với sách vở, nghiên cứu, phòng thí nghiệm. Các em thích các ‘hoạt động ý tưởng’ liên quan đến quy trình suy nghĩ nội tại (intrapersonal) như chế tạo, khám phá, diễn giải, tổng hợp các trừu tượng hoặc triển khai ứng dụng các trừu tượng. Ví dụ: các nhà khoa học, nhạc sĩ và triết gia làm việc chủ yếu với những ý tưởng.

5/5 - (178 bình chọn)
Kỹ thuật: R (Realistic) - Đặc điểm tính cách và ngành nghề, môi trường làm việc

Kỹ thuật: R (Realistic) – Đặc điểm tính cách và ngành nghề, môi trường làm việc

23/10/2020 in Hướng nghiệp, Khám phá bản thân, Mật mã Holland - RIASEC

NHÓM KỸ THUẬT
Kiểu thực tế cụ thể – thao tác kỹ thuật (ký hiệu KT)
1/ Đặc điểm.
Những người ở nhóm kỹ thuật có sở thích và khả năng khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân như các ngành nghề thuộc về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo của tay chân như thể thao, nấu nướng, chăm sóc cây xanh, thủ công mỹ nghệ…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Thực tế – cụ thể
– Thể lực tốt – suy nghĩ thực tế
– Tư duy – trí nhớ tốt
– Say mê, nghiêm túc thực hiện các quy trình kỹ thuật.
– Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Thị lực tốt.
– Trí tưởng tượng không gian tốt.
– Phản ứng cảm giác / vận động nhanh, chính xác.
– Chịu đựng trạng thái căng thẳng.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Khí chất thần kinh ổn định.
2/ Môi trường làm việc tương ứng.
Các công việc liên quan đến điều khiển máy móc, đồ vật hoặc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng; làm việc ngoài trời, đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao.
Nghề phù hợp điển hình: chăm sóc cây – con; điều khiển, sử dụng, sửa chữa máy móc; nghề thủ công; huấn luyện viên thể hình, cảnh sát, cứu hỏa…
Chống chỉ định của những công việc trên:
– Dị ứng dầu mỡ, hóa chất.
– Lao, hen, hẹp van tim, viêm thận.
– Loạn thị, loạn sắc, mù màu.
– Run tay và mồ hôi quá nhiều.
– Tâm lý không ổn định.
3/ Các ngành nghề đào tạo.
Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện, điện tử, tin học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, thể thao, nấu ăn, làm vườn và chăm sóc cây xanh, may mặc, thêu nghệ thuật, đan, móc, điêu khắc, nhân viên kỹ thuật phòng lab, tài xế, lái tàu…
Điện, cơ khí, ô tô, công nghệ thông tin, kĩ thuật nấu ăn, kĩ thuật cảnh quan và môi trường, kĩ thuật chăm sóc cây cảnh, may dân dụng, may công nghiệp, kĩ thuật làm vườn, kĩ thuật nuôi trồng thủy sản…
Các công việc hoạt động thuộc nhóm kĩ thuật có từ công nhân bậc 2/7, 3/7, công nhân kĩ thuật trình độ trung cấp nghề, kĩ sư thực hành, chế tạo, sản xuất, kiểm tra, điều khiển hệ thống, gia công, chế biến cơ hóa điện – điện tử, ô tô, đầu bếp…
Hiện nay, tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm Kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng nghề, đại học vùng và Trung ương.

4/5 - (190 bình chọn)

Ikigai – Bí quyết giúp chúng ta tìm ra lẽ sống của cuộc đời

22/07/2020 in Hướng nghiệp

Thuyết con nhím là gì?

Thuyết con nhím còn được biết đến với tên gọi khác là Hedgehog Concept. Bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp về một con nhím và một con cáo.

Truyện kể rằng, trong khu rừng nọ có một con Cáo khôn ngoan, ranh mãnh với nhiều chiêu trò tinh quái, còn Nhím là con vật nhỏ bé, cục mịch và di chuyển chậm chạp. Ngày qua ngày, Cáo luôn nghĩ ra nhiều chiêu trò để tấn công nhím nhưng lần nào cũng bị thất bại, thân mình cắm chi chít gai. Sau tất cả, cáo vẫn không bao giờ hiểu được rằng: Dù Cáo có nhiều trò ma mãnh đến mấy cũng không thể bắt được Nhím chỉ thành thục một kỹ năng, đó chính là tự vệ.

Hành động cuộn tròn người lại và xù gai tuy hết sức đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ

Từ câu chuyện ngụ ngôn đó, triết gia Isaiah Berlin đã phân chia con người thành 2 nhóm

Nhím: chỉ tập trung vào một mục tiêu, và giải quyết mọi việc theo cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất

Cáo: luôn đặt ra nhiều mục tiêu, với từng chiến lược cụ thể nhưng khó đạt được hiệu quả trong dài hạn

Áp dụng trong việc chọn ngành như thế nào?

Nếu kỹ hơn về nhóm Người “Nhím”, họ sẽ tập trung vào điểm mạnh duy nhất của bản thân, nhờ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt với mọi người xung quanh, từ đó giành chiến thắng. Đó cũng chính là luận điểm quan trọng nhất hình thành nên Thuyết con Nhím (Hedgehog concept) mà Jim Collins đã đề cập đến trong cuốn sách kinh điểm “Good to great” năm 2001. 

Hẳn là các bạn đang rất băn khoăn Thuyết con Nhím có liên quan gì đến việc chọn ngành, chọn trường?

Thuyết con Nhím và điểm “giao thoa nghề nghiệp”

Theo thuyết con nhím, chọn lựa ngành nghề lý tưởng sẽ là điểm giao thoa của ba yếu tố: điều bạn thực sự đam mê, điều bạn thật sự giỏi và nhu cầu xã hội. Hay nói cách khác chọn đúng ngành chính là việc chọn đúng sở thích, phù hợp với năng lực và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Vận dụng thuyết con nhím hiệu quả?

Giờ đây, điều cuối cùng bạn cần làm chính là vận dụng Thuyết con nhím một cách hiệu quả. Hãy trả lời 3 câu hỏi sau:

1 Bạn đã biết đam mê của chính mình?

Trong Binh pháp tôn tử có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đúng vậy, chỉ khi nào bạn thực sự hiểu chính mình, biết mình có hứng thú, đam mê với điều gì, bạn sẽ có lòng quyết tâm và thực hiện điều đó. 

Bạn có thể bắt đầu với các gợi ý

  • Điều gì làm bạn thích thú?
  • Bạn đặc biệt hứng thú với môn học nào ở trường?
  • Lĩnh vực nào mà bạn quan tâm sâu sắc?

Từ đó khoanh vùng các ngành, các trường mà bạn yêu thích. Ngoài ra, để chọn nghề nghiệp bạn nên đặt ra cho mình thật nhiều câu hỏi và trả lời nó. Hãy thành thật với chính mình để tìm được chính xác nhất.

2 Thứ bạn làm giỏi nhất?

Còn gì thú vị hơn khi tự khám phá khả năng của bạn thân? Và một công cụ giúp bạn tự kiểm nghiệm đó chính là mô hình phân tích SWOT (phân tích Strengths – điểm mạnh, Weaknesses – điểm yếu, Opportunities – cơ hội và Threat – thách thức). 

Dựa vào đó, bạn có thể tìm ra điểm mạnh của bản thân và chọn ngành phù hợp với năng lực. Cơ sở để bạn có thể phân tích là kết quả học tập cấp 3 hay những lời nhận xét, đánh giá của mọi người xung quanh

3 Nhu cầu của xã hội là gì?

Đây là lúc mà bạn nên cập nhật và chắt lọc những thông tin trên internet. Chọn được nghề mà phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được một công việc với mức thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp

4 Tìm điểm giao thoa – ngành nghề lý tưởng 

Để chọn nghề nghiệp thì bước thứ 4 này là bước quan trọng nhất của thuyết con nhím. Sau khi trải qua 3 bước trên, bạn hãy tìm điểm giao giữa 3 vòng tròn này để tìm ra ngành nghề lý tưởng. 

Ví dụ, bạn có thành tích tốt ở các môn khối A, thích tính toán và có khả năng tính nhẩm nhanh. Bạn có thể lựa chọn các ngành nghề như kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính… Trên thị trường lao động, ngành phân tích tài chính có xu hướng phát triển và ngày càng nhiều công ty có nhu cầu tuyển dụng vị trí này. Bên cạnh đó, những ngành như kiểm toán, kế toán đang trong tình trạng thừa nhân lực. Kết hợp những yếu tố này, bạn nên chọn nghề nghiệp là phân tích tài chính. Chọn nghề nghiệp này giúp bạn vừa có công việc phù hợp, vừa giảm cạnh tranh. 

Một ví dụ nữa cho những bạn đam mê du lịch, có thế mạnh về các môn xã hội, năng động và có kỹ năng giao tiếp tốt. Với tố chất này, bạn phù hợp với các ngành như quan hệ công chúng, hướng dẫn viên du lịch, quản trị khách sạn… Xét về yếu tố nhu cầu xã hội, mảng khách sạn đạt mức tăng trưởng kỷ lục lên đến 15%. Đến năm 2020, ngành này có thể cần đến 870.000 lao động. Như vậy cơ hội việc làm sẽ rất cao với mức lương hấp dẫn. Theo thuyết con nhím, quản trị khách sạn chính là điểm giao để bạn chọn nghề nghiệp lý tưởng cho bản thân. 

5 Đánh giá, điều chỉnh

Đừng lo lắng nếu thuyết con nhím chưa rõ ràng ngay từ lúc đầu. Hay vấp phải sự mâu thuẫn khiến bạn không tìm được điểm giao thoa phù hợp. Bởi vì, có thể những thứ bạn thích hay có điểm mạnh chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu cầu xã hội và ngược lại. Lúc này, bạn cần đánh giá lại bản thân và điều chỉnh các vòng tròn một cách linh hoạt. Sau nhiều lần phân tích và bổ sung, bạn sẽ tìm ra giá trị cốt lõi nhất và chọn nghề nghiệp phù hợp nhất cho mình. 

Đến đây mong rằng bạn đã có được chiến lược con nhím cho riêng mình. Và thành công lựa chọn nghề nghiệp cũng như các vấn đề trong cuộc sống. Hơn hết, bạn phải hiểu rõ nhất về bản thân. Như vậy mới đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp và con đường đúng đắn.

4.8/5 - (198 bình chọn)