Trí thông minh ngôn ngữ chính là  khả năng nói và viết, khả năng học và  sử  dụng  ngôn ngữ  hiệu quả nhất, để đạt  được mục tiêu. Trí thông minh này bao  gồm cả khả năng sử dụng ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói bằng hùng biện hoặc thông qua thi ca; hoặc khả năng nhớ thông tin thông qua ngôn ngữ.

Nhóm tố chất 2: Ngôn ngữ

Trí thông minh Ngôn ngữ (linguistic – LI)

1.Khái niệm trí thông minh Ngôn ngữ

Trí thông minh ngôn ngữ chính là  khả năng nói và viết, khả năng học và  sử  dụng  ngôn ngữ  hiệu quả nhất, để đạt  được mục tiêu. Trí thông minh này bao  gồm cả khả năng sử dụng ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói bằng hùng biện hoặc thông qua thi ca; hoặc khả năng nhớ thông tin thông qua ngôn ngữ.

2. Biểu hiện của trí thông minh Ngôn ngữ

– Với tố chất xử lý ngôn ngữ mạnh, bạn thường thể hiện khả năng ăn nói tốt, được mọi người nhận định là người hoạt ngôn hay dễ chia sẻ. Do vậy, bạn thường được chọn làm MC cho những sự kiện, hay khi tham gia những buổi tiệc thì bạn cũng sẽ là người hay bắt chuyện với người khác và có tốc độ giao tiếp kết bạn mới nhanh. Với khả năng trò chuyện mạnh, bạn có cho mình nhiều mối quan hệ xung quanh.

– Bạn cũng rất hay quan tâm hay khó chịu với những người phát âm sai, nói ngọng, hoặc rất nhạy cảm với những lỗi chính tả trong các văn bản bạn đọc được. Bạn cũng quan tâm đến lỗi chính tả hay ngữ pháp trong các văn bản hoặc những bình luận trên mạng xã hội.

– Khả năng xử lý ngôn ngữ mạnh cũng khiến bạn có sự nhạy cảm với các cấu trúc, chức năng và ý nghĩa của cả các ngôn ngữ khác thuộc hệ tượng thanh (Anh, Đức, Pháp, Ý, Latin,..), dễ dàng trong việc biên tập ngôn ngữ và học ngôn ngữ mới một cách nhanh chóng. Bạn sử dụng đúng từ hoặc thi thoảng sẽ sử dụng những lối nói ẩn dụ, chơi chữ, và cũng hay sáng tạo ra từ mới để bộc lộ chính xác cảm xúc hay ý tứ mình muốn.

Xem  Chủng vân tay Wi - Imploding Whorl

3. Hướng nghiệp cho nhóm Ngôn ngữ

– Kỹ năng nghề nghiệp của người thông minh ngôn ngữ thường thiên về: nói chuyện, kể chuyện, hùng biện, thông tin, hướng dẫn, viết, nói, sử dụng ngoại ngữ, phiên dịch, biên dịch, giảng dạy, thảo luận, tranh luận, nghiên cứu, nghe, sao chép, đọc, biên tập…

– Ngành nghề thích hợp của nhóm người này gồm: thủ thư, chuyên viên lưu trữ văn thư, phụ trách bảo tàng, biên tập viên, biên dịch, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhà văn, phát thanh viên, nhà báo, cố vấn pháp lý, luật sư, thư ký, nhân viên đánh máy, giáo viên dạy ngoại ngữ.

4.Làm thế nào để phát triển triển khả năng Ngôn ngữ?

– Chơi các trò chơi ngôn từ (trò chơi đảo ngữ, xếp chữ, ô chữ, câu đố…)

– Tham gia câu lạc bộ sách; thường xuyên đến thư viện, nhà sách…, đọc bất cứ thứ gì mà bạn thích. Tham gia hội nghị các nhà văn, hội thảo về viết văn; các diễn đàn văn, sách báo…

– Hãy đọc mỗi tuần một cuốn sách và tạo dựng cho mình một thư viện riêng.

– Hãy nghe băng ghi âm của các diễn giả nổi tiếng, các nhà thơ và những người kể chuyện hoặc bạn cũng có thể tự ghi âm để nghe lại lời nói của mình.Nghe băng ghi âm về những tác phẩm văn học những khi rảnh rỗi.

– Dành thời gian thường xuyên nói chuyện với gia đình và bạn bè.

Xem  Trí thông minh thể chất - vận động: Phát triển năng lực và sức khỏe vượt trội

– Hãy quan tâm, chú ý đến các kiểu nói khác nhau của những người khác nhau mà bạn thường gặp hàng ngày (như hình thái ngôn ngữ, cách sử dụng tiếng lóng, ngữ điệu, từ vựng…)

– Hãy có một cuốn nhật ký bên mình, hàng ngày viết lại bất cứ điều gì có trong trí của bạn, các ý tưởng mà bạn vừa nghĩ ra.  

– Đánh dấu những từ ngữ mới mà bạn bắt gặp khi đọc sách để tìm hiểu chúng.

– Ghi nhớ, học thuộc tất cả các bài thơ, hoặc những đoạn văn xuôi nổi tiếng và mỗi ngày hãy sử dụng thêm một từ mới.

– Học ngoại ngữ là cách để phát triển trí thông minh ngôn ngữ. (Bạn có thể tìm các khóa học ngoại ngữ tiếng Anh/ hoặc ngoại ngữ khác ở trường, trung tâm, thư viện, web…)

 

 

5/5 - (176 bình chọn)

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×