Giới thiệu
– Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới là ngành, nghề chuyên chăm sóc, bảo dưỡng, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng cho các loại xe cơ giới. Những việc làm nay được thực hiện tại các xưởng, trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới hoặc trực tiếp tại nơi xe cơ giới hoạt động hay bị hư hỏng đảm bảo đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
– Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa nhiều nghành kinh doanh, sản xuất như giao thông vận tải, xây dựng, nông lâm nghiệp…. trong đó xe cơ giới là phương tiện chủ yếu. Ngày nay có nhiều loại xe cơ giới phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, cho nhiều ngành nghề khác nhau như xe chở người, xe chở hàng hóa, xe nâng hàng, cần cẩu, máy xúc, xe phục vụ trong nông lâm nghiệp… Các loại xe cơ giới trên có những đặc điểm chung về động cơ, hệ thống truyền động – truyền lực, các cơ cấu cơ khí, các hệ thống thủy lực – khí nén, các hệ thống điều khiển;…
– Hiện nay, nghề Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới được coi là ngành có nhu cầu lao động lớn và đang được ưu tiên phát triển nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều ngành kinh tế của đất nước.Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới; ngoài ra còn có thể tham ra sản xuất, lắp ráp; kinh doanh, buôn bán; hướng nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực xe cơ giới;
– Đặc điểm môi trường làm việc của người làm nghề Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới là thường làm việc ở các nhà xưởng hoặc trực tiếp tại nơi xe cơ giới hoạt động hay bị hư hỏng như ở ngoài đường, trên công trường, trên đồng ruộng, ..; cần có sự phối hợp làm việc theo nhóm. Điều kiện và môi trường làm việc nóng, bụi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động, vì vậy người làm nghề Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới cần có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, đủ sức khỏe, phản ứng nhanh để xử lý các tình huống xảy ra.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2400 giờ (Tương đương 85 tín chỉ)
Chương trình đào tạo
- Đọc được bản vẽ kỹ thuật, kết cấu của các chi tiết, bộ phận, các mạch điện và mạch tín hiệu điều khiển trên các xe cơ giới;
- Tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành trên các xe cơ giới;
- Xây dựng được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa các xe cơ giới;
- Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm các thông số kỹ thuật của từng loại chi tiết, hệ thống trên các xe cơ giới;
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trên xe cơ giới;
- Trình bày được nguyên lý, phương pháp sử dụng, vận hành và phạm vi ứng dụng của các dụng cụ và trang thiết bị trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới;
- Mô tả được các sai hỏng, phương pháp kiểm tra, chẩn đoán của các cơ cấu và hệ thống trên các xe cơ giới;
- Trình bày được các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp;
- Phân tích được các thao tác cơ bản khi vận hành các xe cơ giới;
- Trình bày được phương pháp quản lý, kinh doanh dịch vụ xe cơ giới; nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định;
- Lựa chọn, sử dụng thành thạo và bảo dưỡng, bảo quản được các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, kiểm tra trong ngành, nghề kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới;
- Chẩn đoán và xác định được sai hỏng của các cơ cấu, các hệ thống trên xe cơ giới;
- Kiểm tra được sai hỏng của các cơ cấu, hệ thống trên các xe cơ giới;
- Tháo, lắp được các chi tiết, bộ phận, hệ thống trên các xe cơ giới;
- Bảo dưỡng, sửa chữa được từng lỗi kỹ thuật và hư hỏng của từng loại xe cơ giới;
- Bảo dưỡng, sửa chữa đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động;
- Tổ chức và quản lý được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tra trong ngành, nghề Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới;
- Vận hành cơ bản được các loại xe cơ giới đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn;
- Tiếp nhận được các công nghệ mới trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới;
- Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh công nghiệp;
- Hướng dẫn được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học ở trình độ thấp hơn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và có tác phong công nghiệp;
Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết các công việc thông thường hay phức tạp trong điều kiện làm việc có thể thay đổi.
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành nghề bao gồm:
- Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ cho xe cơ giới;
- Bảo dưỡng, sửa chữa gầm và thiết bị công tác cho xe cơ giới;
- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện cho xe cơ giới;
- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thuỷ lực, hệ thống khí nén cho xe cơ giới;
Ngoài ra, người học có thể tham gia sản suất phụ tùng và lắp ráp xe cơ giới; kinh doanh trong lĩnh vực phụ tùng và mua bán xe cơ giới; kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm xe cơ giới; quản lý tại các trung tâm dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa xe cơ giới; giảng dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|