Giới thiệu
Gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật sản xuất ra các sản phẩm đồ gia dụng làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, thông qua sử dụng dụng cụ thủ công, máy móc cùng kết hợp với bàn tay khéo léo của người thợ sản xuất ra sản phẩm nh¬ư gi¬ường, tủ, bàn, ghế,…. làm đẹp cho không gian nội thất, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành, nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc có thể làm việc tại các xưởng, công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ hoặc các cơ sở kinh doanh đồ nội thất. Ngoài ra người học có thể tự tổ chức sản xuất tại các gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: kiến trúc nhà xưởng và quy hoạch mặt bằng xưởng hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các trang thiết bị thủ công và máy móc tốt; và có các quy định nội bộ về an toàn lao động và an toàn sức khỏe cho người lao động.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ)
Chương trình đào tạo
- Nêu được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc;
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;
- Nhận biết được những khuyết tật của gỗ để phòng tránh khi gia công;
- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;
- Nêu được khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;
- Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ;
- Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ; quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ; các yêu cầu của sản phẩm mộc, nguyên lý thiết kế đảm bảo kích thước, công dụng và tính mỹ thuật;
- Trình bày được quy trình thiết kế sản phẩm mộc trong không gian nội thất sẵn có;
- Trình bày được quy trình chuẩn bị nguyên vật liệu;
- Phân tích được quy trình pha phôi;
- Mô tả được quy trình gia công mặt phẳng, mặt cong sản phẩm gỗ;
- Phân tích được quy trình gia công mối ghép sản phẩm; quy trình gia công ghép ván;
- Mô tả được quy trình tiện gỗ, quy trình lắp ráp sản phẩm;
- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm đồ gỗ.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Phân loại được các loại gỗ thường dùng trong sản xuất đồ mộc theo tên gọi, theo nhóm gỗ;
- Sử dụng được các dụng cụ thủ công, máy mộc cầm tay, thiết bị và máy trong dây truyền sản suất đồ mộc để pha phôi gỗ, bào mặt phẳng, gia công mặt cong, gia công các mối ghép mộng, ghép ván, lắp ráp và trang sức bề mặt sản phẩm mộc;
- Gia công được các loại sản phẩm mộc thông dụng như bàn, ghế, giường, tủ theo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm;
- Tính toán được giá thành của một sản phẩm mộc;
- Thiết kế được nội thất cho phòng làm việc theo yêu cầu của khách hàng;
- Phát hiện, xử lý được các sai hỏng khi thiết kế, gia công;
- Vận dụng các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;
- Áp dụng được các quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, chấp hành các quy định về bảo vệ gìn giữ vệ sinh môi trường;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Có lương tâm nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề; chủ động, có ý thức sáng tạo trong công việc;
- Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;
- Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị dụng cụ;
- Pha phôi;
- Gia công mặt phẳng - cong sản phẩm;
- Gia công mối ghép mộng;
- Gia công ghép ván;
- Tiện gỗ;
- Lắp ráp sản phẩm;
- Trang trí bề mặt sản phẩm;
- Gia công sản phẩm đồ gỗ.
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Điểm chuẩn
Thống kê điểm chuẩn theo ngành qua các năm
wdt_ID | Mã Ngành | Tên Ngành | Tên Trường | Mã Trường | Điểm Chuẩn | Năm | Tổ Hợp Môn | Phương Thức | Ghi chú |
---|